Thứ ba, 17/09/2024 02:21 (GMT+7)

Xếp hạng 3 di tích quốc gia đặc biệt tại Hòa Bình, Bạc Liêu và Tiền Giang

Yên Hoà -  Thứ sáu, 19/07/2024 11:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 18/7/2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 15) đối với 3 di tích tại Hòa Bình, Bạc Liêu và Tiền Giang.

Cụ thể, 3 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt này gồm: Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình); Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu); Di tích lịch sử Các địa điểm khởi nghĩa Trương Định (thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang).

Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.

Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Di tích khảo cổ hang xóm Trại và mái đá làng Vành

Di tích hang xóm Trại được phát hiện năm 1975. Hang có niên đại khoảng 21.000 năm trước và đã được xếp hạng di tích khảo cổ học cấp quốc gia năm 2001. Qua nhiều lần thám sát và khai quật đã phát hiện khối tư liệu khổng lồ bao gồm vỏ nhuyễn thể, xương răng thú, di cốt người, gốm và đặc biệt là di vật đá với hàng ngàn hiện vật.

tm-img-alt
Di tích khảo cổ hang xóm Trại

Di tích mái đá làng Vành được phát hiện, khai quật từ năm 1929 và được xếp hạng di tích khảo cổ cấp quốc gia năm 2004. Di tích còn giữ được nguyên trạng một phần tầng văn hóa gốc, trên vách mái đá còn lại khá nhiều lớp trầm tích của kỷ đệ tứ.

Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng

tm-img-alt
Tháp cổ Vĩnh Hưng

Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng cách trung tâm thành Bạc Liêu khoảng 20km, tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, được phát hiện vào năm 1911.

Tháp cổ Vĩnh Hưng được cho là một trong những kiến trúc của nền văn hóa Óc Eo còn sót lại ở vùng Tây Nam Bộ. Qua nhiều đợt khảo sát trong khu vực, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều mảnh gốm, nhiều tượng đồng, với những chứng tích có giá trị của một nền văn hóa lâu đời.

Di tích lịch sử các địa điểm khởi nghĩa Trương Định

tm-img-alt
Đền thờ Trương Định tại Gò Công Đông.

Di tích lịch sử các địa điểm khởi nghĩa Trương Định là chuỗi địa điểm liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Anh hùng dân tộc Trương Định, bao gồm di tích “Đám lá tối trời” – bản doanh của nghĩa quân, di tích Ao Dinh – nơi Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định hy sinh và đền thờ Trương Định.

Hiện, tỉnh Tiền Giang đã có chủ trương mở rộng khu di tích đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định, phục dựng di tích lịch sử “Đám lá tối trời” và các di tích liên quan để trở thành trung tâm sinh hoạt cộng đồng và tổ chức lễ hội ở các huyện phía Đông, góp phần phát triển du lịch của tỉnh.

Bạn đang đọc bài viết Xếp hạng 3 di tích quốc gia đặc biệt tại Hòa Bình, Bạc Liêu và Tiền Giang. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

5 thầy trò cùng “Gặp gỡ mùa Thu”
"Gặp gỡ mùa Thu" là tên cuộc triển lãm nhóm của 5 Họa sĩ Ngô Đăng Hiệp, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Hà Văn Chúc, Đoàn Tuyên và Trần Trọng Đạt. Triển lãm sẽ khai mạc vào lúc 9 giờ ngày 20/9, kéo dài đến hết ngày 26/9, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.
Công Phượng chia tay Yokohama FC trở về Việt Nam
Trang chủ Yokohama FC xác nhận tiền đạo Nguyễn Công Phượng sẽ chia tay đội bóng này sau trận đấu ở vòng 31 J2 League. Trở về Việt Nam, Công Phượng sẽ khoác áo đội bóng Thanh Niên TPHCM của giải hạng Nhất.

Tin mới

5 thầy trò cùng “Gặp gỡ mùa Thu”
"Gặp gỡ mùa Thu" là tên cuộc triển lãm nhóm của 5 Họa sĩ Ngô Đăng Hiệp, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Hà Văn Chúc, Đoàn Tuyên và Trần Trọng Đạt. Triển lãm sẽ khai mạc vào lúc 9 giờ ngày 20/9, kéo dài đến hết ngày 26/9, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.