Thứ năm, 04/07/2024 02:42 (GMT+7)

Xã Tiền Phong, Thường Tín: Phấn đấu hoàn thành xã nông thôn mới nâng cao năm 2024

PV -  Thứ sáu, 17/05/2024 23:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đang tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua “Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới nâng cao”, phấn đấu đến hết năm 2024 sẽ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

tm-img-alt

Xã Tiền Phong đang phấn đấu hoàn thành xã nông thôn mới nâng cao năm 2024

Xác định trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, người dân là chủ thể và trực tiếp được hưởng lợi. Bởi vậy, xã Tiền Phong  đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, cùng toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Chủ tịch UBND xã Tiền Phong Đỗ Duy Sơn cho biết: thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 29/6/2022 của Hội đồng nhân dân xã Tiền Phong về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao xã Tiền Phong, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn xã đang tập trung thi đua chung tay xây dựng nông thôn mới nâng cao, phấn đấu đến hết năm 2024 sẽ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Căn cứ vào điều kiện thực tế, xã Tiền Phong đã xây dựng kế hoạch cụ thể từng tháng, quý và năm để triển khai thực hiện. Từng đoàn thể trong xã đều phát động các phong trào thi đua để thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao.

Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM xã lập kế hoạch tổ chức tuyên truyền, lồng ghép qua các buổi tập huấn, hội nghị từ các chương trình, dự án trong sản xuất làng nghề. Thông qua đó, người dân hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa xây dựng NTM nói chung và xây dựng NTM nâng cao nói riêng.

Đến nay, xã Tiền Phong đã tự đánh giá chấm điểm có nhiều tiêu chí đạt so với điểm chuẩn như: quy hoạch, điện, hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin và truyền thông, nhà ở dân cư, thu nhập, nghèo đa chiều, lao động, hành chính công, tiếp cận pháp luật.

tm-img-alt
tm-img-alt
Hệ thống trường lớp tại xã Tiền Phong được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại

Công tác quy hoạch chung về xây dựng Nông thôn mới của xã Tiền Phong đã được Đảng ủy – HĐND – UBND xã triển khai thực hiện theo đúng quy trình, đúng quy định của pháp luật; được lấy ý kiến rộng rãi của các ngành, các lĩnh vực, các cụm dân cư và người dân về các vị trí quy hoạch; tiếp tục triển khai việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung theo hướng dẫn của cấp trên và đã được UBND huyện Thường Tín phê duyệt tại Quyết định số 1281/QĐ-UBND, ngày 31/3/2020 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.

Thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn xã không ngừng tăng theo các năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 70,4 triệu đồng/người/năm.

Đặc biệt, hiện nay trên địa bàn xã Tiền Phong không còn hộ nghèo. Tỷ lệ nghèo đa chiều của xã là: 0%. 

Cùng với đó là những kết quả trong hành chính công: Xã đã áp dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính; Có máy tính có kết nối mạng dành cho tổ chức, cá nhân đến giao dịch, thực hiện dịch vụ công trực tuyến; Có camera theo dõi toàn bộ khu vực làm việc của bộ phận một cửa có kết nối với cơ quan nhà nước cấp trên và trong toàn hệ thống; Có máy scan để phục vụ số hóa hồ sơ, tài liệu; Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt mục tiêu được giao...

Như vậy, tính đến hết tháng 11/2023, xã Tiền Phong có 10/19 tiêu chí đạt.

tm-img-alt
Diện mạo nông thôn mới xã Tiền Phong đang ngày càng khởi sắc

09 tiêu chí cơ bản đạt là: Giao thông; Thủy lợi và phòng chống thiên tai; Giáo dục; Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; Văn hóa; Y tế; Môi trường; Chất lượng môi trường sống; Quốc phòng an ninh.

09 tiêu chí này mới đạt từ 75% đến trên 90%, do còn những nội dung trong tiêu chí chưa đạt theo tiêu chí cứng, và những nội dung theo đánh giá phân tích chưa đạt toàn bộ 100%, chỉ được tính điểm theo tỷ lệ; trong đó có những khó khăn cả về chủ quan và khách quan như, một số các hạng mục, công trình cần phải được sự quan tâm đầu tư của cấp trên do nguồn kinh phí lớn, hoặc đến thời điểm đánh giá đã có chủ trương nhưng chưa được triển khai đầu tư xây dựng như: Công trình cấp nước sạch cho sinh hoạt; xây dựng trụ sở Công an xã; Cơ sở vật chất để công nhận trường chuẩn mức độ 2; việc phân loại rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình; việc thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn nguy hại; Phong trào Bảo vệ An ninh tổ quốc không đạt “Xuất sắc”...

Để góp phần khắc phục những khó khăn hiện tại, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong Đỗ Duy Sơn chia sẻ thêm: Trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục phát huy vai trò đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân, đầu tư kinh phí và tăng cường huy động các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đáp ứng bộ tiêu chí xã NTM nâng cao.

Cùng với đó là tổ chức quán triệt và triển khai đầy đủ các văn bản hướng dẫn của cấp trên; ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng Nông thôn mới nâng cao. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, nâng cao hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền; công tác tham mưu đúng, trúng của các ngành, của cán bộ, công chức chuyên môn cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm và sự chủ động của Ban quản lý, của đội ngũ cán bộ, công chức. Tập trung cao vào các tiêu chí cơ bản đạt và các tiêu chí cần sự nỗ lực, phấn đấu (về chủ quan) của các ngành, cán bộ chuyên môn và các cụm dân cư.

Xây dựng nông thôn mới nâng cao là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn dân; trong đó cấp ủy, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo; quản lý, điều hành, thực hiện theo phương châm: Đầu tư, hỗ trợ của cấp trên, huy động nội lực từ cộng đồng dân cư và xã hội hóa, đồng thời đảm bảo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”.

Ban quản lý xây dựng nông thôn mới của xã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện; tiếp tục phát động phong trào thi đua trong toàn xã, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức để tạo sự đồng thuận và tham gia của người dân, doanh nghiệp.

tm-img-alt
Trụ sở làm việc của UBND xã Tiền Phong

“Bên cạnh sự nỗ lực trên, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã Tiền Phong luôn mong muốn thành phốHà Nộivà huyệnThường Tín quan tâm,đầu tư kinh phí xây dựng tuyến đường trục chính xã từ trạm bơm đội 1 theo kênh I1-12B đi huyện Thanh Oai; Tuyến đường từ UBND xã đi xã Tân Ước – Thanh Oai; Đầu tư hệ thống đèn chiếu sáng đường trục xã.

Xã mong đượccấp trên quan tâm đầu tư các dự án trong kế hoạch đầu tư trung hạn xã đã đề nghị; tuyến giao thông từ Đền Trát Cầu đi đập Đội 2; tuyến từ nhà văn hóa Đội 5 đi cầu Tiền Phong 2; tuyến từ khu vực Hố Lò đi Cống đá; các dự án chỉnh trang khu trung tâm xã; xây dựng Trung tâm văn hóa xã; Nhà làm việc của Công an xã;sớm triển khai xây dựng chợ Trát Cầu theo quy hoạch.

Được  đầu tư kinh phí  xây dựng mới, nâng cấp hệ thống sân thể thao tại các thôn, cụm dân cư, lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời ở điểm công cộng,để nâng cao chất lượng môi trường sống và đáp ứng được tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Đồng thời, sớm đầu tư hệ thống nước sạch tập trung để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân trên địa bàn -  Chủ tịch UBND xã Tiền Phong Đỗ Duy Sơn nhấn mạnh.

Bạn đang đọc bài viết Xã Tiền Phong, Thường Tín: Phấn đấu hoàn thành xã nông thôn mới nâng cao năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Sông Đế*
Dù không đế không vua///Vẫn có em: Hoàng hậu///Anh ngồi nhớ ngày xưa///Với muôn vàn yêu dấu.

Thương hiệu đồng hành