Thứ năm, 19/09/2024 18:02 (GMT+7)

Xã hội hóa trong đầu tư cụm công nghiệp ở Khánh Hòa

MTĐT -  Thứ tư, 07/08/2024 14:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 5.8, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có kế hoạch phát triển ngành công nghiệp, thương mại đến năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.

tm-img-alt
Khánh Hòa tìm cách tháo gỡ khó khăn cho các cụm công nghiệp trên địa bàn. Ảnh: Hữu Long

Theo kế hoạch, tỉnh Khánh Hòa sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cụm công nghiệp theo hướng khuyến khích doanh nghiệp làm chủ hạ tầng cụm công nghiệp, tăng cường xã hội hóa trong đầu tư phát triển cụm công nghiệp và xử lý tốt các vấn đề môi trường.

Trong thời gian tới, tỉnh Khánh Hòa sẽ phấn đấu hoàn thành quy hoạch chung các huyện, thị xã, thành phố; quy hoạch phân khu, đặc biệt là các phân khu có khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu vực phát triển công nghiệp…

Hỗ trợ giải phóng mặt bằng để đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại KCN Ninh Thủy, khu công nghiệp Dốc Đá Trắng, cụm công nghiệp Trảng É, Diên Thọ, Đắc Lộc; cho thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (Ninh Thủy, Trảng É 2, Diên Thọ) theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

Tập trung hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp như khu công nghiệp Ninh Thủy, Dốc Đá Trắng, Nam Cam Ranh... cụm công nghiệp Diên Thọ, Trảng É, Ninh Xuân...

Thành lập các cụm công nghiệp theo quy hoạch được duyệt. Nghiên cứu, rà soát, bổ sung quy hoạch một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới, ưu tiên phát triển các khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp chuyên sâu. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nhằm kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhà đầu tư thứ cấp vào lấp đầy các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các khu chức năng phát triển công nghiệp trong Khu kinh tế Vân Phong.

Tính đến tháng 5.2024, tỉnh Khánh Hòa có 9/14 cụm công nghiệp đã được thành lập với tổng diện tích là 362ha, trong đó 7 cụm công nghiệp do doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng với tổng diện tích 278ha; 2 cụm công nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và giao Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại quản lý với tổng diện tích 84ha.

Mặc dù quy hoạch được ban hành, địa phương có 14 cụm công nghiệp nhưng đến nay Khánh Hòa vẫn còn 5 cụm công nghiệp chưa được thành lập (tổng diện tích 196ha). Đó là cụm công nghiệp Khánh Bình, cụm công nghiệp Trảng É 3, cụm công nghiệp Sơn Bình, cụm công nghiệp Cam Thịnh Đông, cụm công nghiệp Cam Thành Nam.

Theo kế hoạch, tỉnh Khánh Hòa xác định sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp đã được thành lập như Diên Thọ, Diên Thọ (giai đoạn 2) - huyện Diên Khánh, Trảng É 2 - huyện Cam Lâm, Ninh Xuân - thị xã Ninh Hòa để sớm khởi công xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng đất các cụm công nghiệp…

Bạn đang đọc bài viết Xã hội hóa trong đầu tư cụm công nghiệp ở Khánh Hòa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Hữu Long/Báo Lao động

Cùng chuyên mục

Bình Phước sắp đón thêm loạt khu công nghiệp
Bình Phước, với quỹ đất dồi dào và vị trí chiến lược giáp ranh các tỉnh công nghiệp mạnh trong vùng Đông Nam Bộ, đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư công nghiệp.

Tin mới