Thứ hai, 29/04/2024 00:27 (GMT+7)

Hà Nội: Văn bản giảm thiểu chất thải nhựa và dấu hỏi mức độ khả thi?

Tiêu Diệp - Thanh Tùng -  Thứ tư, 06/11/2019 16:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Kế hoạch đưa ra nêu đầy đủ hiện trạng và phương hướng tuy nhiên lại không có chế tài xử phạt cụ thể. Đặt ra dấu hỏi về mức độ khả thi trong các văn bản do UBND thành phố Hà Nội ban hành.

Theo báo cáo của Liên hợp quốc năm 2018, Việt Nam xếp thứ 17 trên 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm do rác thải nhựa lớn trên thế giới, trong đó 80% lượng rác thải ra biển của Việt Nam xuất phát từ các hoạt động trên đất liền.

Tại buổi giao ban báo chí thành ủy chiều 5/11, bà Lưu Thị Thanh Chi - Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội - cho biết, mỗi ngày Hà Nội thải ra 4.000 - 5.000 tấn rác, trong đó có khoảng 80 tấn nhựa và túi nylon.

Trước thực trạng trên, UBND Thành phố Hà Nội đã triển khai các giải pháp nhằm giảm thiểu rác thải nhựa, trong đó có Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 25/10/2019 về phòng, chống rác thải nhựa và túi nilong đến năm 2020.

Yêu cầu 100% các đơn vị, cơ quan, tổ chức, đoàn thể trực thuộc UBND thành phố không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa sử dụng một lần, hạn chế 80% các sản phẩm nhựa khó phân hủy từ tháng 11/2019... Đến 31/12/2020, thành phố sẽ hạn chế tối đa các cơ sở sản xuất bao bì tiêu dùng bằng nhựa.

Ngoài ra, Chi cục cũng đã phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố Hà Nội tổ chức chương trình thu gom phân loại rác thải và tái chế vỏ hộp sữa tại một số trường học trên địa bàn thành phố.

Ông Lê Tuấn Định - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường cho biết, trong thời gian qua, Hà Nội thực hiện một số giải pháp hạn chế sử dụng rác thải nhựa, ban hành nhiều kế hoạch và hành động giảm thiểu đồ nhựa dùng một lần.

Trong đó, yêu cầu các ngành dịch vụ, sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại thực hiện các mô hình giảm thiểu chất thải và tái chế trong các hoạt động của đơn vị .

Hiện nay, nhiều thương hiệu trà sữa Tocotoco, Phuc Long, Ding Tea sử dụng và bán ra ngoài thị trường hàng nghìn cốc nhựa mỗi ngày. Cụ thể, theo khảo sát của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam tại quán Trà sữa Tocotoco số 2 Trần Thái Tông – Quận Cầu Giấy (Hà Nội), sau 1 tiếng đồng hồ, khung giờ 14h30 tới 15h30, có khoảng 120 cốc trà sữa đã được bán ra.

Tính ra mỗi ngày địa chỉ trên cung ra thị trường khoảng 1.800 cốc nhựa, 1.800 túi bóng, 1.800 ống hút. Đây chỉ là con số được tính tại 01 điểm bán, vậy hàng nghìn điểm kinh doanh trong “cơn sốt” trà sữa nếu không kiểm soát được sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường như thế nào?

Trả lời cho vấn đề này, đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường chỉ cho rằng Sở Tài nguyên và UBND thành phố Hà Nội đang làm từng bước.

Mặc dù Kế hoạch đưa ra nêu đầy đủ hiện trạng và phương hướng tuy nhiên lại không có chế tài xử phạt cụ thể. Rõ ràng, đây cũng là lý do nhiều cơ quan báo chí liên tiếp đặt ra dấu hỏi về mức độ khả thi của các văn bản do Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất và UBND thành phố Hà Nội ban hành là hoàn toàn có cơ sở.

Video:

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Văn bản giảm thiểu chất thải nhựa và dấu hỏi mức độ khả thi?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.