Thứ hai, 16/09/2024 15:29 (GMT+7)

TP Hồ Chí Minh: Hơn 19% người cao tuổi được khám sức khoẻ, tầm soát bệnh

Duy Anh -  Thứ sáu, 06/09/2024 16:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tính đến ngày 31/8, ngành Y tế đã khám sức khoẻ và tầm soát bệnh cho hơn 233.051 người cao tuổi đang sinh sống trên địa bàn thành phố, chiếm tỷ lệ 19,5%.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. 

Đáng ghi nhận là trong tháng 8 đã có 50.604 người cao tuổi được khám sức khoẻ, đây là con số cao nhất tính từ đầu năm đến nay.

Cập nhật tại thời điểm tháng 9/2024, với 233.051 người cao tuổi được khám sức khoẻ, tình hình sức khoẻ của người cao tuổi phân bố như sau:

Cao huyết áp: 134.288 người, chiếm tỷ lệ 57,6%, trong đó, số người mới được phát hiện qua quá trình khám sức khỏe là 32.847 người (14,1%).

Đái tháo đường: 54.217 người, chiếm tỷ lệ 23,3%.

Hen phế quản và bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính: Ghi nhận có 1,9% người cao tuổi có tiền sử mắc bệnh hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và 0,9% người cao tuổi có dấu hiệu nghi ngờ hen phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Ung thư: tiền sử ung thư mắc ung thư chiếm 1% và có dấu hiệu nghi ngờ ung thư 1,9%.

Bệnh cạnh đó, trong đợt khám sức khỏe, thành phố triển khai khảo sát đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu và đánh giá chất lượng cuộc sống. Cụ thể là: có 0,26% người cao tuổi có mức độ trầm cảm, lo âu từ vừa đến nặng; 17,6% người có dấu hiệu tiền suy yếu, 1,3% người có dấu hiệu suy yếu; 2,3% người cao tuổi có nguy cơ té ngã; 2,2% người cao tuổi có các hoạt động sống cơ bản hằng ngày cần người khác hỗ trợ (tắm, mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh, tiêu tiểu, di chuyển) và 7,9% người cao tuổi có các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cần người khác hỗ trợ (khả năng sử dụng điện thoại, mua sắm, chuẩn bị thức ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ...).

Để đạt được chỉ tiêu 80% người cao tuổi được khám sức khỏe và sàng lọc bệnh không lây theo chỉ đạo của UBND thành phố, trong 3 tháng cuối năm 2024, các địa phương cần phải đẩy nhanh tiến độ khám sức khỏe người cao tuổi.

Qua báo cáo của các quận, huyện, tính đến ngày 31/8/2024: 5 quận, huyện có tỷ lệ khám sức khỏe cao nhất là: huyện Bình Chánh (47,8%); huyện Cần Giờ (45,8%); Quận 11 (30,8%); quận Phú Nhuận (28,7%); Quận 4 (26,9%). Bên cạnh đó, 5 quận, huyện có tỷ lệ khám sức khỏe còn rất thấp là: Quận Bình Tân (10,4%); quận Tân Phú (10,9%); quận Tân Bình (11,0%); Quận 1 (11,0%); Quận 12 (11,5%).

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đề nghị UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc, UBND phường, xã, thị trấn về khám sức khỏe người cao tuổi đang sinh sống trên địa bàn, đảm bảo đầy đủ và đúng tiến độ theo kế hoạch của UBND thành phố đề ra; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám sức khỏe thực hiện đầy đủ các nội dung khám sức khỏe theo hướng dẫn của Sở Y tế nhằm đảm bảo chất lượng và quyền lợi của người cao tuổi.

Bạn đang đọc bài viết TP Hồ Chí Minh: Hơn 19% người cao tuổi được khám sức khoẻ, tầm soát bệnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Lào Cai tăng cường đảm bảo công tác y tế sau lũ
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa phương của tỉnh Lào Cai bị lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ. Lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải... theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.
Phòng chống bệnh do muỗi truyền sau mưa bão
Sau mưa bão, lũ lụt, môi trường ẩm ướt, tạo điều kiện cho muỗi phát triển, người dân cần trang bị cho mình những kiến thức để phòng bệnh do muỗi truyền, trong đó phổ biến nhất là bệnh sốt xuất huyết.
Những bệnh thường gặp sau mùa mưa lũ
Mưa lũ đã đến với nhiều tỉnh thành trên cả nước làm dấy lên mối lo ngại về các nguy cơ dịch bệnh, khiên môi trường sống của hàng triệu người dân bị xáo trộn nghiêm trọng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.

Tin mới