Thứ ba, 17/09/2024 02:12 (GMT+7)

Thanh Hóa: Phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án CCN Liên Hoa

Duy Thịnh -  Thứ tư, 12/06/2024 11:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 10/6, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 2368/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án CCN Liên Hoa, huyện Hậu Lộc của Công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển Lam Kinh.

Nội dung quyết định nêu rõ: Phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Cụm công nghiệp Liên Hoa, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá (sau đây gọi là Dự án) của Công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển Lam Kinh (sau đây gọi là Chủ dự án) thực hiện tại xã Liên Lộc và xã Hoa Lộc, tỉnh Thanh Hóa, với các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Quyết định này.

Tên dự án, Cụm công nghiệp Liên Hoa, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá, địa điểm thực hiện tại xã Liên Lộc và xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Chủ dự án là Công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển Lam Kinh. Đại diện là Ông Nguyễn Minh Hải, chức vụ là Giám đốc.

Phạm vi dự án Cụm công nghiệp Liên Hoa, huyện Hậu Lộc được xây dựng trên khu đất quy hoạch thuộc địa giới hành chính xã Liên Lộc và xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc.

Tổng diện tích thực hiện dự án khoảng 38,43ha; trong đó, giai đoạn 1 thực hiện trên diện tích khoảng 21,71ha; giai đoạn 2 thực hiện trên diện tích khoảng 16,72 ha.

tm-img-alt
Quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cụm công nghiệp Liên Hoa, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá của Công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển Lam Kinh.

Quy mô xây dựng bao gồm các hạng mục: San nền; xây dựng nhà điều hành; trồng cây xanh; cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải và vệ sinh môi trường; xây dựng hệ thống xử lý nước thải; đường giao thông; cấp điện, chiếu sáng; phòng cháy chữa cháy và các hạng mục công trình khác.

Các loại hình đầu tư trong Cụm công nghiệp bao gồm: Sản xuất linh kiện phục vụ công nghiệp lắp ráp; phụ tùng điện, điện tử; sản xuất thiết bị cơ khí, linh kiện điện thoại; sản xuất các sản phẩm dược, vật tư y tế; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông, lâm sản; sản xuất máy móc thiết bị nông, lâm ngư nghiệp; sản xuất hàng tiêu dùng; da giầy (không được thu hút đầu tư vào CỤM CÔNG NGHIỆP đối với các cơ sở sản xuất, kho tàng có mức độ độc hại cấp I, cấp II theo quy định tại mục 2.5.1 của QCVN 01:2021/BXD; các dự án sản xuất giấy, bột giấy, các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng).

Các hạng mục xây dựng gồm: San nền; xây dựng nhà điều hành; trồng cây xanh; cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải và vệ sinh môi trường; xây dựng hệ thống xử lý nước thải; đường giao thông; cấp điện, chiếu sáng; phòng cháy chữa cháy và các hạng mục công trình khác. Hoạt động của dự án: Giai đoạn thi công xây dựng 2 giai đoạn: Thi công xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật cho Cụm công nghiệp; Giai đoạn vận hành thi công xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất thứ cấp; hoạt động của các nhà máy, cơ sở sản xuất thứ cấp.

Hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường: Các tác động chính của dự án phát sinh trong giai đoạn xây dựng từ các hoạt động giải phóng mặt bằng, phát quang thực vật, san nền, thi công đường, thi công hệ thống thoát nước, hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, hoạt động của máy móc, thiết bị trên công trường, hoạt động của công nhân tham gia thi công xây dựng... Các hoạt động này sẽ phát sinh bụi, khí thải, nước thải xây dựng, nước thải sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, ảnh hưởng đến thủy lợi...; tác động đến dân cư và các yếu tố tự nhiên, xã hội khác. Các tác động chính của dự án phát sinh trong giai đoạn vận hành từ các hoạt động xây dựng nhà máy thứ cấp, sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, sản xuất của các nhà máy, giao thông đi lại trên các tuyến đường,... Các hoạt động này sẽ phát sinh bụi, khí thải, nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại...; tác động đến dân cư, môi trường tự nhiên và các yếu tố xã hội khác.

Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư : Các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng: Nước thải, khí thải: Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình tắm rửa, giặt giũ và từ nhà vệ sinh khoảng 4,6 m 3 /ngày trong cả 02 giai đoạn. Thành phần chủ yếu gồm: Chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, coliform,; Nước thải xây dựng phát sinh từ quá trình vệ sinh máy móc, thiết bị thi công, rửa lốp bánh xe các phương tiện vận chuyển… phát sinh khoảng 1,4 m 3 /ngày trong giai đoạn 1 và 1,0m3 /ngày trong giai đoạn 2. Thành phần chủ yếu gồm: Chất rắn lơ lửng, dầu mỡ,…; Nước mưa chảy tràn tại khu vực công trường thi công có lưu lượng tối đa 534,93l/s trong giai đoạn 1 và 411,98 l/s trong giai đoạn 2. Thành phần chủ yếu là bùn đất, rác thải,… Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của khí thải: Bụi và khí thải từ hoạt động vận chuyển gồm: bụi và khí thải từ vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công dự án, bụi cuốn theo lốp xe. Thành phần chủ yếu gồm: bụi vô cơ, khí CO, SO2, NO2. - Bụi và khí thải từ hoạt động thi công gồm: Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động đào đắp trên công trường, trút đổ nguyên vật liệu, thi công công trình, các máy móc thiết bị tiêu thụ dầu DO; bụi từ hoạt động vệ sinh móng đường cấp phối đá dăm trước khi láng nhựa, khí thải từ hoạt động tưới nhựa dính bám và từ lớp nhựa mặt đường trong quá trình thi công. Thành phần chủ yếu gồm: bụi vô cơ, mùi, khí CO, SO2, NO2. 3.1.2. Chất thải rắn, chất thải nguy hại: Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của CTR thông thường: Chất thải rắn sinh hoạt khoảng 32 kg/ngày trong qúa trình thi công của cả 02 giai đoạn. Thành phần chủ yếu là thức ăn thừa, nhựa, giấy, bìa catton, nilong, vỏ chai nhựa, vỏ hộp…Chất thải rắn xây dựng: Thi công giai đoạn 1: Khối lượng thực vật phát quang khoảng 16,28 tấn; bao bì xi măng khoảng 1157,8 kg; vật liệu rơi vãi cát, đá khoảng 247,6 tấn; đất bóc hữu cơ khoảng 5.751,43 m3 . Thành phần chủ yếu: cây cối, đất, đá, cát, xi măng, sắt, gỗ,...;Thi công giai đoạn 2: Thực vật phát quang khoảng 12,54 tấn; bao bì xi măng khoảng 735,8 kg; vật liệu rơi vãi cát, đá khoảng 167,4 tấn; đất bóc hữu cơ 4.638,57m3 ... Thành phần chủ yếu: cây cối, đất, đá, cát, xi măng, sắt, gỗ,... 3.1.2.2. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải nguy hại: Chất thải rắn nguy hại phát sinh khoảng 96 kg trong quá trình thi công giai đoạn 1 và 96 kg trong quá trình thi công giai đoạn 2. Thành phần chủ yếu gồm: Giẻ lau chùi máy móc, vỏ chai đựng dầu nhớt, pin, ắc quy; dầu, mỡ thải,… Chất thải lỏng nguy hại khoảng 1.977 lít trong quá trình thi công giai đoạn 1 và 595 lít trong quá trình thi công giai đoạn 2. Thành phần chủ yếu là dầu nhớt từ quá trình thay dầu máy móc, thiết bị phục vụ thi công

Tiếng ồn, độ rung: Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ các hoạt động thi công của các loại máymóc, thiết bị trên công trường. Các đối tượng bị tác động bao gồm người dân sinh sống xung quanh khu vực dự án, công nhân thi công tại công trường và người dân tham gia giao thông qua khu vực dự án.

Các tác động khác: Việc chiếm dụng diện tích đất sản xuất của hộ dân không chỉ là gây thiệt hại về thu nhập mà còn là nguồn phát sinh các tác động cả tích cực lẫn tiêu cực, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và tâm lý người dân. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất xây dựng công trình sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất của địa phương, ảnh hưởng đến các quy hoạch ngành; Rủi ro, sự cố bom mìn tồn lưu; Rủi ro, sự cố tai nạn lao động trong quá trình thi công; Rủi ro, sự cố cháy nổ trong quá trình thi công; Rủi ro, sự cố cố ngộ độc thực phẩm; Rủi ro, sự cố do dịch bệnh; Rủi ro, cố nứt nhà của các hộ dân nằm gần dự án; Rủi ro, sự cố hư hỏng các tuyến đường giao thông.

Các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh trong giai đoạn vận hành: Nước thải, khí thải: Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải: Nước thải giai đoạn 1 khoảng 365,85 m 3 /ngày đêm; nước thải trong quá trình vận hành của toàn bộ Cụm công nghiệp khoảng 678,71 m 3 /ngày đêm. Thành phần chủ yếu: Chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, kim loại nặng, Coliform,… Nước mưa chảy tràn tại khu vực dự án lớn nhất trong giai đoạn 1 khoảng 1.891,11 lít/s; nước mưa chảy tràn lớn nhất trong quá trình vận hành của toàn bộ Cụm công nghiệp khoảng 3.513,94 lít/s. Thành phần chủ yếu là bùn đất, rác thải,…Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của khí thải: Bụi và khí thải trong giai đoạn vận hành của dự án chủ yếu là phát sinh từ: Hoạt động của phương tiện giao thông; hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên; hoạt động xây dựng các nhà máy thứ cấp; hoạt động sản xuất của các nhà máy thức cấp; mùi hôi từ công trình xử lý nước thải và chất thải rắn; hoạt động xây dựng của các hộ gia đình. Phạm vi tác động chủ yếu trong khuôn viên dự án. Thành phần khí thải chủ yếu: NO2, SO2, CO,…Chất thải rắn, chất thải nguy hại: Nguồn phát sinh, quy mô của chất thải rắn thông thường: Chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ quá trình vận hành giai đoạn 1 ước tính khoảng 6,51 tấn/ngày và từ quá trình vận hành của toàn bộ Cụm công nghiệp ước tính khoảng 11,98 tấn/ngày. Thành phần chất thải rắn công nghiệp của từng Nhà máy sẽ phụ thuộc vào loại hình, công nghệ sản xuất, như rác thải thừa trong quá sản xuất, sản phẩm loại, than từ quá trình vận hành lò hơi, xỉ than, dụng cụ hỏng, các bộ phận thay thế trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị... trong chế biến nông sản, thức ăn gia súc, gia cầm; Sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất linh kiện, dây buộc, bao bì, các mẫu kim loloại, gỉ sắt, sơn hỏng, các linh kiện điện từ hỏng, các đầu mẫu da, đế giày cao su, xỉ than, thùng cattong và các vật liệu khác … trong sản xuất hàng chăn ga, thảm dệt, giấy, thời trang may mặc và giầy da, nội thất, thiết bị y tế điện, điện tử, cơ khí, hàng thủ công mỹ nghệ....; bùn thải, chi tiết máy móc từ quá trình bảo dưỡng, sủa chữa thiết bị trong nhà máy từ hoạt động của nhà máy nước; Chất thải rắn sinh hoạt thông thường phát sinh từ hoạt động của cán bộ, công nhân làm việc tại các nhà máy thứ cấp trong Cụm công nghiệp và từ cán bộ, nhân viên của Ban quản lý, điều hành giai đoạn 1 ước tính khoảng 4.220 kg/ngày; chất thải rắn sinh hoạt thông thường phát sinh của toàn bộ Cụm công nghiệp là 4.685 kg/ngày. Thành phần chủ yếu là thức ăn thừa, lá cây, cành cây, gỗ, giấy loại, thuỷ tinh, nhựa, nilon, sành sứ, vỏ đồ hộp, kim loại, cao su,... Chất thải từ hoạt động vệ sinh môi trường công cộng khoảng 120 kg/ngày trong giai đoạn 1 và khoảng 220kg/ngày của toàn bộ Cụm công nghiệp.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải nguy hại: Chất thải rắn nguy hại từ quá trình sản xuất của các nhà sản xuất thứ cấp bao gồm, các loại chất thải dính dầu mỡ, chất thải chứa kim loại, chất thải từ các công đoạn sơn … có khối lượng ước tính bằng 1% tổng khối lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh; Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung có khối lượng lớn nhất khoảng 317 m3 /năm trong qúa trình vận hành giai đoạn 1 và khoảng 619 m 3 /năm trong quá trình vận hành của toàn bộ Cụm công nghiệp.

Các tác động khác: Khi dự án đi vào hoạt động sẽ gia tăng các nguy cơ mất ANTT trong khu vực, tai nạn giao thông. - Các rủi ro, sự cố môi trường: Rủi ro, sự cố cháy, nổ; Rủi ro, sự cố trạm biến áp, đường điện; Rủi ro, sự cố hư hỏng hệ thống xử lý chất thải; Rủi ro, sự cố an ninh trật tự tại khu vực dự án; Rủi ro, sự cố phát tán dịch bệnh….

Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện quy định tại Điều 37, Luật Bảo vệ môi trường và Điều 27, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước UBND tỉnh về kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Cụm công nghiệp Liên Hoa, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá của Công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển Lam Kinh thực hiện tại xã Liên Lộc và xã Hoa Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án CCN Liên Hoa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

5 thầy trò cùng “Gặp gỡ mùa Thu”
"Gặp gỡ mùa Thu" là tên cuộc triển lãm nhóm của 5 Họa sĩ Ngô Đăng Hiệp, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Hà Văn Chúc, Đoàn Tuyên và Trần Trọng Đạt. Triển lãm sẽ khai mạc vào lúc 9 giờ ngày 20/9, kéo dài đến hết ngày 26/9, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.