Thứ tư, 03/07/2024 21:30 (GMT+7)

Thanh Hóa: Chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh

Duy Thịnh -  Thứ năm, 06/06/2024 09:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 4/6, UBND tỉnh Thanh có công văn số 7795/UBND- VX về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Công điện số 51/CĐ-TTg ngày 21/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Giám đốc các doanh nghiệp, cơ sở sản suất kinh doanh trên địa bàn tỉnh triển khai, thực hiện nghiêm túc các nội dung sau.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương hướng dẫn, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) nhằm nâng cao nhận thức, biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động và người lao động, đặc biệt là những công việc nặng nhọc, độc hại và đặc biệt nặng nhọc, độc hại; công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ; công việc trong sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc chấp hành quy định về AT-VSLĐ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đặc biệt các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng như: Xây dựng, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng,...

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hành các quy định của pháp luật về AT-VSLĐ; công khai thông báo các vi phạm nghiêm trọng trong công tác AT-VSLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng; xem xét kiến nghị khởi tố vụ án, truy tố người vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm chết người; Phối hợp với các cơ quan thành viên Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, Công an tỉnh điều tra kịp thời, xác định nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn lao động và xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ tai nạn lao động theo đúng quy định pháp luật; đặc biệt là những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết người để kịp thời có biện pháp khắc phục những nguyên nhân nhằm ngăn ngừa các vụ tai nạn lao động tái diễn và có cơ sở giải quyết các chế độ, chính sách cho thân nhân của người bị nạn.

tm-img-alt

Văn bản của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh.

Sở Xây dựng - Yêu cầu các chủ đầu tư, các Ban Quản lý dự án, nhà thầu đang thi công các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh: Thường xuyên rà soát công tác đảm bảo an toàn, khắc phục các nguy cơ gây mất an toàn tại các công trình; Thực hiện tốt công tác quản lý an toàn lao động (ATLĐ) trong thi công các công trình xây dựng; Tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến việc thực hiện các quy định về đảm bảo AT-VSLĐ đối với các công trình xây dựng; Thường xuyên kiểm tra công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; Kiểm tra an toàn máy, thiết bị trong thi công xây dựng theo lĩnh vực quản lý chuyên ngành; Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng, các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố khi có yêu cầu. Xử lý nghiêm các chủ thể có liên quan vi phạm các quy định về AT-VSLĐ trong thi công xây dựng công trình; cương quyết dừng thi công, dừng sử dụng máy, thiết bị khi phát hiện hành vi vi phạm không đảm bảo an toàn lao động

Sở Công Thương, Chủ trì kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy phạm, các quy định về an toàn điện, an toàn các thiết bị công nghiệp và vật liệu nổ công nghiệp; an toàn lao động tại các công trường, khu vực khai thác khoáng sản; thuộc lĩnh vực quản lý; Tham gia, phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, giám sát công tác AT-VSLĐ. 4. Sở Tài nguyên và Môi trường Yêu cầu các đơn vị khai thác khoáng sản phải xây dựng và ban hành nội quy lao động của mỏ theo quy định của pháp luật về lao động. Các quy định về AT-VSLĐ phù hợp với các tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn về an toàn lao động và vệ sinh lao động do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Sở Giao thông Vận tải Tăng cường chỉ đạo, giám sát việc thực hiện công tác AT-VSLĐ tại các công trình xây dựng cầu đường, công trình giao thông trọng điểm thuộc thẩm quyền quản lý đối với chủ đầu tư, tư vấn, giám sát, nhà thầu xây dựng. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về AT-VSLĐ trên công trường, tạm đình chỉ thi công đến khi nào khắc phục đảm bảo an toàn mới được thi công lại.

Công an tỉnh, phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao 3 động. Yêu cầu truy tố người đứng đầu và những cá nhân liên quan để xảy ra tai nạn lao động làm chết người khi có dấu hiệu vi phạm các quy định về AT-VSLĐ theo quy định của Bộ luật Hình sự nhằm răn đe, ngăn ngừa các vụ tai nạn tương tự xảy ra

Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có sử dụng lao động làm công việc yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ phối hợp với công đoàn cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về AT-VSLĐ; thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khỏe cho người lao động, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh - Chỉ đạo Liên đoàn Lao động cấp huyện, Công đoàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh hướng dẫn các tổ chức Công đoàn cơ sở phối hợp với chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về AT-VSLĐ để người lao động hiểu được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động, AT-VSLĐ và tham gia tích cực để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; Lựa chọn các an toàn viên để chủ sử dụng lao động thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh theo quy định tại Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015; Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh điều tra kịp thời các vụ tai nạn lao động xảy ra, xác định nguyên nhân để có biện pháp ngăn ngừa tai lao động tái diễn.

Sở Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác thông tin tuyên truyền các quy định về AT-VSLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh; đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền trên các kênh của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa 10. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa Tăng cường xây dựng và phát sóng các chuyên mục, chuyên đề, phổ biến kiến thức về AT-VSLĐ, các biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công khai các trường hợp vi phạm AT-VSLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng; kịp thời thông tin cảnh báo những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để mọi người biết và phòng tránh. Đưa tin, bài, gương tốt, việc tốt trong thực hiện công tác AT-VSLĐ ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tuyên truyền, tham gia hưởng ứng tích cực trong Tháng hàng động về AT-VSLĐ hằng năm.

UBND các huyện, thị xã, thành phố UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND xã, phường, thị trấn nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề trên địa bàn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành quy định về AT-VSLĐ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ. Kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về AT-VSLĐ thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị chủ động triển khai các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động theo quy định; đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh , tổ chức thực hiện nghiêm túc pháp luật về AT-VSLĐ theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Bố trí, tổ chức bộ phận làm công tác AT-VSLĐ là những người có kinh nghiệm, trình độ, hiểu biết về AT-VSLĐ theo quy định; Xây dựng đầy đủ nội quy, quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố và niêm yết tại nơi làm việc, máy, thiết bị vận hành; trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; thường xuyên cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; kiểm định kỹ thuật an toàn đối với các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ; tổ chức huấn luyện về AT-VSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động theo quy định tại Nghị đinh số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.

Báo cáo kịp thời, khi có sự cố nghiêm trọng xảy ra; Thực hiện công tác tự kiểm tra, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; xây dựng biện pháp phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và thực hiện các biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ tại những nơi có nguy cơ dễ xảy ra tai nạn lao động như: Nhà xưởng, phân xưởng sản xuất; công trình xây dựng tiếp giáp khu đông dân cư; khu vực đường giao thông có nhiều người đi lại; khu vui chơi công cộng; các kho xăng dầu, bến cảng; các khu khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng,…phân công người trực để bảo đảm xử lý kịp thời khi có tai nạn hoặc sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra; Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phải kiểm định kỹ thuật an toàn và khai báo việc sử dụng đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi đưa vào sử dụng; Tăng cường sự phối hợp giữa người sử dụng lao động và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở để tự kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về ATVSLĐ đối với người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về AT-VSLĐ, các nội quy, quy trình vận hành tại nơi làm việc.

Căn cứ các nội dung chỉ đạo nêu trên, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh khẩn trương, triển khai thực hiện. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác AT-VSLĐ hàng năm, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 10/01 năm sau để tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh theo quy định./

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quyết liệt phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang có xu hướng ngày càng tăng, diễn biến phức tạp; số lượng vật nuôi phải tiêu hủy bởi dịch bệnh ngày càng lớn, ảnh hưởng hộ chăn nuôi và nguồn cung thực phẩm.

Tin mới

Bài thơ: Sông Đế*
Dù không đế không vua///Vẫn có em: Hoàng hậu///Anh ngồi nhớ ngày xưa///Với muôn vàn yêu dấu.