Thứ năm, 19/09/2024 10:34 (GMT+7)

Sông băng ở Trung Á đang tan chảy với tốc độ đáng báo động

MTĐT -  Thứ ba, 17/09/2024 10:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cảnh báo từ các nhà khoa học cho thấy, tốc độ tan chảy của các sông băng đang gia tăng nhanh chóng, ảnh hưởng tới hàng triệu người sống trong khu vực.

Hàng nghìn sông băng trên những đỉnh núi ở độ cao chót vót 4.000m so với mặt nước biển thuộc rặng Thiên Sơn ở khu vực Trung Á đang tan chảy với tốc độ đáng báo động, do ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Đây là dãy núi chạy qua Trung Quốc, Kazakhstan và Uzbekistan.

Theo nhà khoa học Gulbara Omorova, cách đây 8 - 10 năm, trên các dòng sông băng còn có tuyết. Nhưng khoảng 3 - 4 năm trở lại đây, tuyết đã hoàn toàn biến mất và các sông băng không thể tái tạo vì nhiệt độ tăng cao.

Bà Omorova cảnh báo các dòng sông băng đang tan chảy với tốc độ dữ dội hơn nhiều so với trước. Thậm chí, sông băng Adygene còn đang co lại, vì đã thu hẹp hơn 900m mỗi năm kể từ những năm 1960. Đây từng là sông băng hùng vĩ một thời trên dãy Thiên Sơn, nhưng nay cũng giống như hàng nghìn sông băng khác trong khu vực đang dần biến mất.

tm-img-alt
Sông băng trên núi Tian Shan của Kyrgyzstan. Ảnh: AFP

Theo một báo cáo của Ngân hàng Phát triển Á - Âu, có khoảng 14 - 30% sông băng ở Thiên Sơn và Pamir, hai dãy núi chính ở Trung Á, đã tan chảy trong 60 năm qua. Các nhà khoa học cảnh báo năm 2024 có khả năng sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử và sự nóng lên của Trái đất sẽ gây ra những tác động rất lớn tới môi trường, đặc biệt ở Trung Á là nơi đã chứng kiến nhiều thảm họa thời tiết khắc nghiệt trong thời gian qua. 

Theo đánh giá, sự tan chảy của hàng nghìn dòng sông băng cùng lúc ở Trung Á sẽ gây ra mối đe dọa lớn đối với người dân trong khu vực, nhất là những vùng không giáp biển. Sông băng tan sẽ làm thay đổi trữ lượng nước ngọt và ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực.

Tại Kyrgyzstan, nước tan chảy từ sông băng tạo thành các hồ chứa mới và đổ xuống phía dưới các ngọn núi tạo thành dòng lũ chảy siết. Thủ đô Bishkek cũng nằm trong vùng nguy hiểm.

Ngoài ra, sự thay đổi trữ lượng nước ngọt, nhất là tình trạng khan hiếm, sẽ là nguồn cơn gây căng thẳng giữa các nước láng giềng. Là hai nước có địa hình nhiều núi, Kyrgyzstan và Tajikistan có khoảng 10.000 sông băng và đây là nguồn cung cấp nước chính cho Trung Á. Khi các sông băng co hẹp hoặc không còn, vấn đề thiếu nước ở Trung Á sẽ trở thành nguyên nhân gây mâu thuẫn. 

Đáng chú ý, bên cạnh nhiệt độ tăng làm tan băng, các sông băng còn đối mặt với mối đe dọa khác là nhu cầu ngày càng tăng đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ ẩn sâu dưới những lớp băng. Việc khai thác vàng bằng hóa chất đã đẩy nhanh tăng tốc độ băng tan chảy và khiến các sông băng bị bào mòn nhanh hơn.

Trong một cảnh báo đưa ra vào năm ngoái, Tổng thống Kyrgyzstan, Sadyr Japarov, dẫn các dự báo cho thấy các sông băng ở Trung Á sẽ giảm một nửa vào năm 2050 và có thể biến mất hoàn toàn vào năm 2100.

Hải Đăng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Sông băng ở Trung Á đang tan chảy với tốc độ đáng báo động. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa hướng dẫn tàu thuyền trên biển, ứng phó với mưa lớn
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, lúc 13 giờ ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới đang ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9; áp thấp di chuyển hướng tây với tốc độ khoảng 15km/giờ.
Khắc phục sự cố vỡ đập bùn thải quặng đuôi tại Bắc Kạn
Trong đợt mưa do cơn bão số 3 vừa qua, hồ chứa bùn thải quặng đuôi số 1 của Xưởng tuyển nổi mỏ kẽm, chì Chợ Điền của Chi nhánh Kim loại màu Bắc Kạn (TMC) thuộc CTCP Kim loại màu Thái Nguyên (VIMICO) đặt tại xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) đã bị vỡ.
WMO: Tầng ozone của Trái đất đang phục hồi khả quan
Ngày 17/9, Tổ chức Khí tượng thế giới đã chính thức công bố báo cáo mới nhất về tình trạng tầng ozone hiện nay. Theo đó, WMO nhận định, "lá chắn" bảo vệ Trái đất khỏi bức xạ cực tím đang phục hồi khả quan.

Tin mới

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí năm học 2024-2025
Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên GDTX trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.