Thứ năm, 04/07/2024 03:14 (GMT+7)

Quy hoạch khu, cụm công nghiệp TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030

Duy Anh -  Thứ ba, 11/06/2024 15:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đà Nẵng được định hướng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á với vai trò là trung tâm công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ...

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp

Tiềm năng đất đai của Thành phố cho phát triển công nghiệp

Tiềm năng đất đai cho phát triển ngành công nghiệp được xác định đến năm 2030 khoảng 3.200 ha (trong đó tiềm năng mở rộng diện tích khoảng 1.800 ha), tầm nhìn 2050 khoảng 5.200 ha. 

Mục tiêu ngành công nghiệp

Giai đoạn 2021-2030, nâng cao chất lượng và hiệu quả tăng trưởng công nghiệp; đảm bảo cơ cấu tổng sản phẩm và nguồn thu ngân sách thành phố; xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân trên 12%/năm. Cơ cấu ngành công nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành sử dụng kỹ thuật – công nghệ trung và cao, sản xuất sản phẩm có hàm lượng cao về công nghệ, tri thức, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường. Tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đến năm 2030 chiếm gần 50%.

Tầm nhìn đến năm 2050: Tập trung phát triển mạnh công nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến năm 2050 đưa Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước trong việc sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin, sản xuất dược phẩm và các loại vật liệu mới. Ưu tiên phát triển các thế hệ mới của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông; phổ cập công nghệ kỹ thuật số, tự động hoá, thiết bị cao cấp, vật liệu mới, công nghệ sinh học (Bền vững và Thịnh vượng).

Quy hoạch phát triển Khu công nghiệp

Phương án phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin và các cụm công nghiệp

Mục tiêu phát triển

Giai đoạn 2021-2030

– Hình thành và phát triển các công nghiệp tập trung, công nghiệp sinh thái, công nghiệp – dịch vụ, công nghiệp – đô thị để đóng vai trò “đòn bẩy” cho phát triển sản xuất công nghiệp. Đến năm 2030 có từ 1-2 KCN đạt tiêu chuẩn KCN sinh thái theo tiêu chí quốc gia.

– Ưu tiên thu hút đầu tư vào các KCN này theo hướng công nghiệp chuyên sâu, hình thành các cụm liên kết công nghiệp với các KCN hiện hữu, đảm bảo tính kết nối hạ tầng kỹ thuật chung giữa các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Tầm nhìn đến năm 2050

– Phát triển khu CNC trở thành một khu đẳng cấp quốc tế theo mô hình hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, trở thành hạt nhân của của các cụm ngành công nghiệp CNC khu vực, là đầu mối kết nối kinh tế miền Trung vào các chuỗi giá trị trong nước và quốc tế, dẫn dắt quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào công nghệ ở miền Trung và cả nước.

– Hoàn thành chuyển đổi tất cả các KCN, CCN trên địa bàn theo mô hình khu, cụm công nghiệp sinh thái. Nghiên cứu khả năng quy hoạch lại các KCN tổng hợp đa ngành nghề hiện có theo hướng hình thành trong lòng các KCN này các phân khu chức năng theo mô hình cụm liên kết ngành với các cụm nhà xưởng xây dựng sẵn để cho thuê nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng đất của KCN. Phấn đấu tỷ lệ lấp đầy các KCN đến năm 2050 đạt trên 80%, các CCN đạt 100%.

– Mở rộng diện tích một số KCN, phát triển thêm các khu CNTT mới tùy theo dự báo nhu cầu đất cho phát triển công nghiệp trong các giai đoạn tiếp theo và cân đối quỹ đất còn lại của Thành phố. Xem xét, tạo điều kiện di dời các hoạt động sản xuất không đảm bảo điều kiện công nghệ và môi trường tại các KCN thành phố Đà Nẵng đến các KCN khác trong khu vực.

Phương án phát triển các khu công nghiệp

Đối với các KCN hiện có

– Triển khai Đề án chuyển đổi KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng theo hướng kết hợp giữa chế biến thủy sản, thương mại dịch vụ hậu cần và logistics nhằm phát triển có hiệu quả về kinh tế gắn với bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, trong đó: chuyển đổi các dự án tiếp giáp khu vực dân cư thành các dự án thương mại dịch vụ hậu cần và logistics; khu vực tiếp giáp với khu dịch vụ âu thuyền Thọ Quang tiếp tục bố trí các dự án sản xuất trên cơ sở đầu tư nâng cấp công nghệ sản xuất tiên tiến, đảm bảo tốt về môi trường, cải tạo cảnh quan trở thành điểm tham quan, du lịch, đồng thời nghiên cứu hình thành Cụm công nghiệp dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang trên cơ sở các cơ sở hiện có và rà soát đáp ứng điều kiện thực tiễn, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và các quy định pháp lý liên quan.

– Chuyển đổi KCN Hòa Khánh đáp ứng tiêu chí mô hình KCN sinh thái. Trên cơ sở thực tiễn áp dụng tại KCN Hòa Khánh, nghiên cứu ứng dụng cho KCN Hòa Khánh mở rộng và KCN Hòa Cầm giai đoạn 1 trong điều kiện nguồn lực cho phép. Trong dài hạn, cần kết hợp xây dựng lộ trình chuyển đổi công nghệ, di dời, điều chỉnh, bổ sung ngành nghề thu hút dầu tư theo định hướng áp dụng sản xuất sạch hơn và chuyên sâu hơn trong công nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện hợp tác để hình thành các mạng lưới cộng sinh công nghiệp.

– Tiếp tục rà soát, thu hồi các dự án chậm triển khai, sử dụng không đúng mục đích trong các KCN; phối hợp rà soát quỹ đất chưa khai thác tại các KCN Liên Chiểu, Hòa Cầm giai đoạn 1 để tiếp tục phối hợp xúc tiến đầu tư.

– Tiếp tục rà soát các vấn đề liên quan đến khoảng cách ly an toàn vệ sinh, ô nhiễm môi trường; triển khai các hoạt động đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, hệ thống giao thông nội khu…, trong đó chú trọng đầu tư hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại tập trung tại KCN Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng (nâng cấp Trạm từ 5.000 lên 10.000 m3/ngày đêm) theo quy chuẩn xả thải QCVN 40:2011 (Cột A) hoặc cao hơn theo tiêu chuẩn hiện hành trước năm 2025.

Đối với các Khu công nghiệp mới

– Hoàn thành các thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt kết quả sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư và nghiên cứu vị trí bố trí khu tái định cư phục vụ giải tỏa cho quy hoạch KCN Hòa

Cầm – giai đoạn 2, Hòa Ninh, Hòa Nhơn để sớm tổ chức đấu thầu dự án có sử dụng đất, lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng cho các KCN này. Ưu tiên thu hút đầu tư vào các KCN theo hướng công nghiệp chuyên sâu, hình thành các cụm liên kết công nghiệp với các KCN hiện hữu.

– Ưu tiên lựa chọn KCN Hòa Cầm giai đoạn 2 và KCN Hòa Ninh để đầu tư trước vì đây là các KCN có điều kiện thuận lợi nhất trong việc thu hồi mặt bằng và triển khai đầu tư, đáp ứng nhu cầu hạ tầng công nghiệp trước mắt cho thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu quy hoạch bổ sung 01 KCN mới để bố trí di dời các dự án công nghiệp tại KCN Liên Chiểu trong trường hợp chuyển đổi để phát triển dịch vụ logistic phục vụ cảng Liên Chiểu.

– Quy hoạch khu chế xuất hàng xuất khẩu liên hợp gắn với tổ hợp Khu Công nghệ cao Đà Nẵng theo mô hình công xưởng cao tầng (tăng hệ số sử dụng đất,tiết kiệm diện tích đất và nâng cao mật độ kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất).

– Khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng của các KCN mới cần lưu ý việc bố trí diện tích đất phù hợp để xây dựng nhà ở cho công nhân, thiết chế của công đoàn, đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại các KCN.

Phương án phát triển khu công nghệ cao

  Hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trên toàn bộ diện tích KCNC giai đoạn 3 trong năm 2021; Tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ, các Bộ, ngành về nguồn vốn đầu tư từ ngân sách TW, kết hợp với nguồn đầu tư ODA để tập trung nguồn lực hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật Khu CNC theo hướng đồng bộ và hiện đại, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu – phát triển, sáng tạo, khởi nghiệp, thương mại hóa công nghệ, thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu và các doanh nghiệp.

– Kết nối Khu CNC và các khu, cụm công nghiệp để hình thành các khu, cụm công nghiệp vệ tinh, liên kết hỗ trợ sản xuất với Khu Công nghệ cao.

– Phối hợp với Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, nhất là với các thị trường trọng điểm; tranh thủ kết hợp với các chuyến đi công tác nước ngoài của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Thành phố để tăng cường hợp tác với các đối tác trong nước và ngoài nước nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào Khu CNC

– Thúc đẩy triển khai Chương trình 36/CTr-TU của Thành ủy về phát triển công nghiệp công nghệ cao, xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm khởi nghiệp – đổi mới sáng tạo tầm quốc gia

– Trên cơ sở dự báo sử dụng đất của đề án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, triển khai nghiên cứu phương án mở rộng Khu CNC, xác định vị trí mở rộng lập quy hoạch phân khu Khu CNC mở rộng TL1/2.000 và xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2050. Dự kiến, mở rộng Khu CNC khi thành phố được bổ sung chỉ tiêu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Phương án phát triển các cụm công nghiệp

Đối với các CCN làng nghề hiện hữu

– Đối với Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước: Di dời hoạt động tập kết nguyên vật liệu, các công đoạn chế tác thô và các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại làng nghề vào khu, cụm công nghiệp phù hợp (KCN Hòa Nhơn); tập trung chỉnh trang và phát triển làng nghề ở địa điểm hiện tại theo hướng chế tác tinh, trình diễn kỹ thuật, trưng bày và bán sản phẩm phục vụ du lịch; tiến hành thủ tục thành lập

CCN làng nghề theo quy định; không tiếp tục mở rộng quy mô diện tích làng nghề này.

– Đối với Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn: Tiến hành thủ tục thành lập CCN làng nghề theo quy định; Tập trung hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và bố trí di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất đá chẻ vào làng nghề theo quy hoạch; nghiên cứu mở rộng quy mô diện tích làng nghề theo nhu cầu phát triển sản xuất thực tế.

Đối với các CCN thành lập mới

– Triển khai đầu tư xây dựng và sớm đưa vào hoạt động các CCN đã có trong quy hoạch gồm: CCN Cẩm Lệ, CCN Hòa Nhơn, CCN Hòa Khánh Nam.

– Đưa KCN hỗ trợ công nghệ cao ra khỏi quy hoạch các KCN cả nước để hình thành Cụm công nghiệp Hòa Liên (gần Khu Công nghệ cao).

– Bổ sung quy hoạch các CCN mới trên địa bàn huyện Hòa Vang và quận Liên Chiểu (chủ yếu tại các khu vực đã quy hoạch là đất công nghiệp, kho tàng, đất sản xuất phi nông nghiệp và một phần hiện trạng là đất rừng, đất khai khoáng, đất mồ mả, đất ở…) nhằm tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng để thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa và bố trí di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các khu dân cư trên địa bàn thành phố, trong đó bao gồm 02 làng nghề dự kiến sẽ thành lập CCN làng nghề là: Làng nghề điều khắc đá mỹ nghệ Non Nước và Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn. Nghiên cứu hình thành một số cụm công nghiệp có diện tích phù hợp tại các mỏ khoáng sản sau khi đóng cửa trên địa bàn thành phố, đảm bảo điều kiện về địa chất, địa hình, hạ tầng và bảo vệ môi trường.

Về hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp

Hệ thống thoát nước

Đến nay, 100% các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã xây dựng hệ thống thoát nước mưa tách riêng với nước thải và hoàn thành hệ thống thu gom, trạm XLNT tập trung xử lý nước thải đạt Quy chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011 trước khi xả thải ra môi trường. Quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được doanh nghiệp phân loại, lưu giữ đúng nơi quy định và hợp đồng với đơn vị có chức năng tiến hành thu gom, vận chuyển và xử lý.

Khu CNC đã xây dựng hệ thống thoát nước mưa tách riêng với nước thải. Trạm

xử lý nước thải của khu CNC cũng đã được đầu tư với công suất thiết kế 4.500

m3/ngày đêm, đạt Quy chuẩn Việt nam QCVN 40:2011 (Cột A). Nguồn cấp nước giai

đoạn 1 đạt 10.000m3/ngày đêm; tiến hành trồng cây xanh trên tất cả các tuyến đường

của khu CNC; bố trí khu vực lưu giữ chất thải rắn đúng quy định và hợp đồng với

Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải

– Khối lượng nước thải thu gom đạt khoảng 60%

– Hệ thống thu gom nước thải chủ yếu sử dụng hệ thống thoát nước chung:

+ Mạng thu gom cấp 2: Mạng thu gom nước thải chủ yếu là các tuyến cống chung

thu gom cả nước thải và nước mưa dẫn đến giếng tách (CSO) hoặc xả ra nguồn tiếp nhận.

+ Mạng thu gom cấp 1 (tuyến cống bao): Tách dẫn nước thải về trạm xử lý nước thải (XLNT) tập trung.

Hiện trạng phòng chống thiên tai và thủy lợi

Toàn Thành phố hiện có 16 nhà phòng, chống thiên tai cộng đồng.

Hệ thống đê, kè

Hệ thống đê, kè biển, đê, kè cửa sông, kè sông có tổng chiều dài khoảng 52km bảo vệ các khu dân cư, cơ sở hạ tầng chịu ảnh hưởng của thiên tai

Hiện trạng hạ tầng thủy lợi

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có 73 công trình thủy lợi (bao gồm 19 hồ chứa thủy lợi, 27 đập dâng, 27 trạm bơm tưới, 406 km kênh mương khai thác nguồn nước trên lưu vực sông Yên, Túy Loan, Vĩnh Điện, Quá Giáng, Cu Đê phục vụ sản xuất nông nghiệp khoảng 5.700ha/năm).

Bạn đang đọc bài viết Quy hoạch khu, cụm công nghiệp TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Sông Đế*
Dù không đế không vua///Vẫn có em: Hoàng hậu///Anh ngồi nhớ ngày xưa///Với muôn vàn yêu dấu.

Thương hiệu đồng hành