Thứ ba, 02/07/2024 21:11 (GMT+7)

Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu Công nghiệp phía Tây TP. Thanh Hoá

Duy Thịnh -  Thứ năm, 27/06/2024 08:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 25/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm ban hành Quyết định số 2643/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp phía Tây thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

Theo quyết định, phạm vi lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính các xã Đông Hoà, Đông Yên, Đông Văn, Đông Phú huyện Đông Sơn và các xã Đồng Tiến, Đồng Thắng huyện Triệu Sơn. Phía Bắc giáp khu dân cư xã Đông Yên, Đông Hoà; phía Nam giáp khu dân cư xã Đông Phú; phía Đông giáp đường quy hoạch (vành đai 2.5 phía Tây); phía Tây giáp kênh B10 và khu dân cư xã Đồng Tiến. Diện tích lập quy hoạch khoảng 645,2 ha.

tm-img-alt
Ảnh minh họa

Với mục tiêu là cụ thể hóa Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023; Quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 259/QĐ-UBND ngày 17/2/2023 và Điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung đô thị Gốm, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1730/QĐ-UBND ngày 20/5/2022; Xây dựng khu công nghiệp để đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng; thu hút đầu tư, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung; Bố trí các loại hình công nghiệp phù hợp, hài hoà với tổng thể kiến trúc, đảm bảo yêu cầu về phòng chống cháy nổ, sử dụng đất đai hợp lý, bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Tính chất, chức năng là khu công nghiệp đa ngành, ứng dụng công nghệ cao thân thiện với môi trường, hướng đến công nghiệp 4.0, ưu tiên các ngành nghề: điện - điện tử, viễn thông; cơ khí chế tạo; cơ khí chính xác; công nghiệp ô tô, xe máy, thiết bị xây dựng, thiết bị y tế; sản xuất hàng tiêu dùng và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Quy mô lao động khu công nghiệp: Khoảng 30.000 - 40.000 người.

Cơ cấu và chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất Tổng diện tích quy hoạch khoảng 645,2 ha; cơ cấu và chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất như sau: Đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp: Diện tích 447,94 ha, chiếm 69,43%. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: mật độ xây dựng tối đa 70%; tầng cao công trình tối đa 05 tầng; hệ số sử sử dụng đất tối đa 3,5 lần; Đất hành chính, công cộng - dịch vụ1 : Diện tích 36,39 ha, chiếm 5,64%. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: mật độ xây dựng tối đa 40%; tầng cao công trình tối đa 15 tầng; hệ số sử sử dụng đất tối đa 6 lần;  Đất công trình hạ tầng kỹ thuật: Diện tích 8,12 ha, chiếm 1,26%. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: mật độ xây dựng tối đa 70%; tầng cao công trình tối đa 3 tầng; hệ số sử sử dụng đất tối đa 2,1 lần; Đất cây xanh: Diện tích 65,41 ha, chiếm 10,14%; Mặt nước: Diện tích 19,64 ha, chiếm 3,04%; Đất giao thông: Diện tích 67,7 ha, chiếm 10,49%.

Tổ chức không gian Khu công nghiệp có diện tích khoảng 645,2 ha, được chia thành 02 phân khu như sau: Khu A có diện tích khoảng 375 ha nằm phía Nam tuyến đường từ thành phố Thanh Hóa đi cảng hàng không Thọ Xuân. Khu B có diện tích khoảng 270,2 ha nằm phía Bắc tuyến đường từ thành phố Thanh Hóa đi cảng hàng không Thọ Xuân (trong khu B gồm: Khu B1, diện tích 248 ha nằm ở hai bên tuyến đường tỉnh 517 và khu B2, diện tích 22,2 ha nằm ở phía Bắc tuyến đường từ thành phố Thanh Hoá đi cảng hàng không Thọ Xuân).

tm-img-alt

Quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp phía Tây thành phố Thanh Hoá.

Nhà máy, xí nghiệp: Các ô đất có chức năng sản xuất công nghiệp được tổ chức không gian và hình thức kiến trúc phù hợp với loại hình công trình công nghiệp với mật độ xây dựng cao, thấp tầng (không quá 05 tầng). Khoảng lùi đối với từng hạng mục công trình trong lô đất phải tạo được sự đồng bộ, thống nhất, dựa trên một trật tự, nguyên tắc nhất định; Khu hành chính, công cộng - dịch vụ: Bao gồm các công trình: văn phòng điều hành, cơ quan quản lý, cơ sở lưu trú, các công trình dịch vụ thương mại và trưng bày sản phẩm, đội PCCC… được bố trí ở gần lối ra vào của khu công nghiệp, phân bổ phía Bắc và Nam của tuyến đường thành phố Thanh Hóa đi cảng hàng không Thọ Xuân

Công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: Bao gồm các công trình: trạm điện, xử lý nước thải,… được bố trí khu vực phía Tây Nam khu công nghiệp, tiếp giáp các tuyến đường giao thông, thuận lợi cho việc đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu công nghiệp. Cây xanh: Được bố trí theo mạng lưới và phân tán xung quanh khu công nghiệp và các khu hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo an toàn cách ly với môi trường xung quanh. Các lô đất cây xanh được tổ chức các thảm cỏ, đường dạo và các loại cây đặc trưng để tạo cảnh quan, kết hợp với mặt nước để tăng giá trị cảnh quan cho các khu công nghiệp; Giao thông: Hệ thống giao thông nội khu được thiết kế theo dạng ô bàn cờ, thuận lợi kết nối với các tuyến đường giao thông đối ngoại, đảm bảo tiếp cận thuận tiện đến từng lô đất.

Quy hoạch san nền - Khu A: Cao độ san nền tối thiểu 3.7 m, đối với khu B: Khu B1 cao độ san nền tối thiểu là 3.9 m và khu B2 cao độ san nền tối thiểu 4.5 m. Hướng thoát nước san nền chủ đạo về tuyến kênh điều hòa nằm giữa các trục đường giao thông chính. Quy hoạch thoát nước mưa Phân chia lưu vực và đấu nối thoát nước: Nước mưa tại khu A và khu B2 sẽ được chia làm 2 lưu vực: Lưu vực 1 thoát ra kênh Tân Thành; lưu vực 2 thoát ra sông Hoàng (qua trạm bơm Hang Trâu); Nước mưa tại khu B1 sẽ được chia làm 2 lưu vực: Lưu vực 3 thoát ra kênh Trường Tuế và sông Hoàng, lưu vực 4 thoát ra kênh Tân Thành; Ngoài điểm đấu nối hiện có thoát ra kênh Tân Thành (được cải dịch ra bám sát theo ranh giới khu công nghiệp), xây dựng 3 tuyến kênh tiêu mới để đấu nối thoát nước cho khu công nghiệp ra kênh Trường Tuế (1 tuyến) và sông Hoàng (2 tuyến). Tại các điểm đấu nối thoát nước ra các hệ thống kênh xung quanh được bố trí các cửa phai, trạm bơm để điều tiết thoát nước đảm bảo không làm quá tải lưu lượng thoát nước của các hệ thống tiêu xung quanh khu công nghiệp. - Xây dựng hệ thống kênh thu gom nước mưa bao quanh ranh giới khu công nghiệp để phục vụ thoát nước cho khu vực đất nông nghiệp và dân cư giáp ranh khu công nghiệp Nước mưa được thu gom vào mương thoát nước hoặc hệ thống cống ngầm chạy dọc theo các tuyến đường về các hồ điều hoà và thoát ra hệ thống kênh, mương tiêu thoát nước bên ngoài qua các cửa xả có bố trí cửa điều tiết và trạm bơm thoát nước mưa.

Quy hoạch giao thông đối ngoại: Khu công nghiệp kết nối với với các khu vực xung quanh qua các tuyến giao thông đối ngoại gồm: Đường vành đai 2.5 có chiều rộng mặt cắt ngang 45 m; đường từ thành phố Thanh Hoá đi Cảng hàng không Thọ Xuân có chiều rộng mặt cắt ngang 80 m; đường gom của tuyến đường bộ cao tốc có chiều rộng mặt cắt ngang 26 m; đường tỉnh 517 có chiều rộng mặt cắt ngang 27 m; Giao thông đối nội: Tổ chức mạng lưới giao thông khép kín, các tuyến đường nội bộ khu công nghiệp được đấu nối ra đường chính khu công nghiệp trước khi đấu nối ra tuyến đường đối ngoại. Hệ thống giao thông khu công nghiệp được chia thành 08 mặt cắt với quy mô mặt cắt ngang từ 28 m đến 74 m. Quy mô mặt cắt đường được tính toán phù hợp về số lượng và bề rộng các làn xe, đảm bảo lưu lượng, vận tốc của các phương tiện tham gia. Hành lang tuyến đường giao thông đảm bảo khả năng bố trí hệ thống đường dây, đường ống, tuynen...

Quy hoạch cấp điện, tổng nhu cầu cấp điện cho khu công nghiệp khoảng 302 MVA; Nguồn điện lấy từ Trạm biến áp 220 kV Thanh Hoá (tại Ba Chè) và Trạm biến áp 220 kV Nông Cống để đấu nối cấp điện cho khu công nghiệp. Bổ sung điểm đấu nối chuyển tiếp trên cả 2 mạch đường dây 110 kV Trạm biến áp 6 220 kV Thanh Hoá (tại Ba Chè) và Trạm biến áp 220 kV Nông Cống (đoạn tuyến từ Trạm biến áp 220 kV Nông Cống - Đông Sơn) khi đủ điều kiện đấu nối; Xây dựng 01 Trạm biến áp 110 kV để cấp điện cho khu công nghiệp: Giai đoạn đến năm 2030, công suất là 3x63 MVA; giai đoạn đến năm 2040, công suất là 3x63+3x40 MVA; Mạng lưới trung áp: Các tuyến điện 22 kV được quy hoạch đi ngầm trên vỉa hè các tuyến đường giao thông cấp điện đến từng lô đất trong khu công nghiệp Lưới điện chiếu sáng: Nguồn điện cấp cho chiếu sáng được lấy từ các trạm biến áp 22/0,4 kV và được tính toán cụ thể cho từng lộ chiếu sáng. Cáp điện chiếu sáng được quy hoạch đi ngầm để đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.

 Quy hoạch cấp nước, tổng nhu cầu nước của khu công nghiệp khoảng: 30.000 m3 /ngđ. Xây dựng mới 2 trạm cấp nước và 2 hồ chứa trong khu công nghiệp với tổng công suất 30.000 m3 /ngđ. Trạm cấp nước số 1, đặt ở khu A với tổng công suất 18.600 m3 /ngđ. Trạm cấp nước số 2, đặt ở khu B với tổng công suất 11.400 m3 /ngđ; Nguồn cấp nước thô: Nước thô được lấy từ kênh B10 và từ đường ống cấp nước thô của Dự án xây dựng hệ thống cấp nước thô chuỗi đô thị dọc Quốc lộ 47, thành phố Thanh Hóa và vùng phụ cận tại các huyện: Thọ Xuân, Triệu Sơn, Như Thanh, Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa; Từ trạm cấp nước, quy hoạch mạng lưới đường ống mạch vòng, với đường kính ống từ (100 - 500) mm, phù hợp để cấp nước tới nơi tiêu thụ đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật, kinh tế.

Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường, Thoát nước thải: Tổng nhu cầu xử lý nước thải cho khu công nghiệp là 27.000 m3 /ngđ; Hệ thống thoát nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa để thu gom toàn bộ lưu lượng nước thải trong khu công nghiệp. Xây dựng 02 trạm xử lý nước thải; trong đó: Trạm số 1, đặt ở khu A với tổng công suất 17.000 m3 /ngđ; Trạm số 2, đặt ở khu B với tổng công suất 10.000 m3 /ngđ.

Nước thải được xử lý triệt để đảm bảo đạt chất lượng đầu ra và thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định Vệ sinh môi trường: Tổng lượng chất thải rắn trong khu công nghiệp khoảng 193,6 tấn/ngđ; Chất thải rắn của khu công nghiệp được thu gom và vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn bố trí tại xã Đông Nam theo Quy hoạch chung đô thị 7 Thanh Hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 259/QĐTTg ngày 17/3/2023….

Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp: Hoàn chỉnh, xuất bản hồ sơ để lưu trữ theo quy định; bàn giao hồ sơ, tài liệu đồ án quy hoạch phân khu xây dựng cho Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch - 10 Kiến trúc Thanh Hóa và chính quyền địa phương (UBND các huyện: Đông Sơn, Triệu Sơn), các ngành, đơn vị liên quan để lưu giữ, quản lý và tổ chức thực hiện theo quy hoạch được duyệt; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức công bố, công khai nội dung quy hoạch phân khu xây dựng chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày có quyết định phê duyệt; tổ chức kêu gọi đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt.

Tham mưu tổ chức thực hiện cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng được duyệt theo quy định; Xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng được duyệt. Kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng phải xác định thời gian thực hiện quy hoạch đối với từng khu vực cụ thể trên cơ sở phù hợp với mục tiêu quy hoạch phân khu xây dựng và nguồn lực thực hiện quy hoạch phân phân khu xây dựng. Nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ; Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH MTV Sông Chu và đơn vị có liên quan để thực hiện các phương án ứng phó và khắc phục thiên tai; thống nhất các chỉ tiêu thiết kế của các tuyến kênh cải dịch; phương án nạo vét, khơi thông dòng chảy kênh tiêu, kênh tưới liên quan.

Sở Công Thương có trách nhiệm: Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp và đơn vị liên quan nghiên cứu, tham mưu việc cập nhật, bổ sung hệ thống cấp điện cho Khu công nghiệp phía Tây thành phố Thanh Hoá và các nội dung khác theo ý kiến của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc tại Công văn số 1650/EVNPC-KH+KT ngày 15/4/2024 về việc phương án đấu nối TBA 110kV Khu công nghiệp Tây thành phố, tỉnh Thanh Hoá.

Ủy ban nhân dân các huyện: Đông Sơn, Triệu Sơn có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp và các cơ quan liên quan quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch được duyệt trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, quy hoạch chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan để thực hiện điều chỉnh (nếu có), bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy hoạch phân khu xây dựng được duyệt; Bố trí đủ các quỹ đất để thực hiện các dự án nhà ở xã hội, khu tái định cư phục vụ người dân lao động làm việc khu công nghiệp và người dân bị thu hồi đất ở để đầu tư dự án khu công nghiệp.

Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa đăng tải nội dung phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng lên Cổng thông tin quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị Việt Nam (http://quyhoach.xaydung.gov.vn), chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày có quyết định phê duyệt.

Sở Xây dựng và các ngành, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý thực hiện theo quy hoạch và các quy định hiện hành của pháp luật.

Bạn đang đọc bài viết Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu Công nghiệp phía Tây TP. Thanh Hoá. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Siêu bão Beryl đe dọa vùng biển Caribe
Trung tâm Bão quốc gia của Mỹ (NHC) cho biết, tối 1/7, siêu bão Beryl đã mạnh lên ở phía Đông vùng Caribe, trở thành cơn bão cấp mạnh nhất trong thang bão Saffir-Simpson gồm 5 cấp.