Thứ sáu, 13/09/2024 16:44 (GMT+7)

Thị trường tín chỉ Carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển: Góp phần BVMT và phát triển bền vững

Minh Tâm -  Thứ sáu, 23/08/2024 08:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chiều ngày 22/8, Trường ĐH Nông lâm TPHCM phối hợp Tổ chức Nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) và Viện Nghiên cứu môi trường - ĐH Adelaide (Australia) tổ chức Tọa đàm “Chia sẻ cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển”

tm-img-alt
TS. Trần Đình Lý phát biểu

Phát biểu khai mạc buổi toạ đàm, TS. Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng, Trường đại học Nông Lâm TPHCM, nêu rõ: Thị trường carbon đang trở thành một vấn đề quan trọng và cấp bách trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp. Rừng ven biển không chỉ đóng vai trò như một lá chắn tự nhiên bảo vệ các vùng đất khỏi thiên tai mà còn là nơi hấp thụ và lưu trữ carbon hiệu quả, góp phần giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng này vẫn còn gặp nhiều thách thức trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng ven biển.

Buổi tọa đàm hôm nay là cơ hội để các đại biểu chia sẻ và cập nhật những nghiên cứu mới nhất về cơ hội và thách thức trong thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển. Đây cũng là dịp để thảo luận về các giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy quản lý bền vững và khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên này, không chỉ bảo vệ môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương.

Tôi hy vọng rằng, thông qua buổi tọa đàm này, chúng ta sẽ tìm ra những hướng đi sáng tạo và hiệu quả, góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, và ứng phó với biến đổi khí hậu. Sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà khoa học, các cơ quan quản lý, và cộng đồng là điều kiện tiên quyết để đạt được những mục tiêu này.

Các hệ sinh thái ven biển và đất ngập nước (bao gồm rừng ngập mặn, đầm lầy thủy triều, và cỏ biển) đóng vai trò quan trọng trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, đồng thời đảm bảo sinh kế và an sinh xã hội cho cộng đồng ven biển. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rừng ngập mặn và đất ngập nước ven biển có khả năng hấp thụ carbon cao hơn rất nhiều so với các hệ sinh thái khác, đặc biệt là rừng nhiệt đới. Tuy nhiên, thị trường carbon xanh từ các hệ sinh thái này vẫn chưa được khai thác và phổ biến rộng rãi.

tm-img-alt
Quang cảnh buổi toạ đàm

Với tiềm năng lớn trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu, các hệ sinh thái ven biển đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên thị trường carbon toàn cầu. Tuy nhiên, việc thiếu thông tin và sự hạn chế trong giao dịch tín chỉ carbon xanh đã gây khó khăn trong việc phát triển các dự án carbon hiệu quả.

Việt Nam, với đường bờ biển dài và hệ sinh thái ven biển dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, đã có những chính sách tiên tiến nhằm bảo vệ, mở rộng và nâng cao chất lượng rừng và hệ sinh thái ven biển. Chính phủ Việt Nam đã đặt ra mục tiêu cao trong việc phát triển thị trường carbon rừng, bao gồm cả carbon xanh, để tạo ra cơ chế tài chính bền vững hỗ trợ các chính sách giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chia sẻ tại hội thảo, TS Phạm Thu Thuỷ - CIFOR-ICRAF -Đại học Adelaide,Úc, cho biết: Hiện nay, việc phát triển thị trường tín chỉ carbon rừng, Việt Nam có nhiều thuận lợi, đó là:

Thể chế chính trị ổn định; Năng lực MRV; Tiềm năng thị trường carbon giá trị cao, trong đó đa dạng sinh học xếp thứ 16 trên thế giới, có 25 triệu người dân nghèo dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng; Diện tích rừng và chất lượng rừng ngập mặn, rừng trên cạn tiềm năng, có thể tiến hành nhiều loại hình dự án trồng rừng mới và tái trồng rừng; REDD+, cải thiện quản lý rừng bền vững; Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng thị trường…

tm-img-alt
TS. Vũ Tấn Phương trình bày đề tài

Theo TS. Vũ Tấn Phương - Văn phòng chứng chỉ rừng Việt Nam, đã đưa ra các số liệu đánh giá tiềm năng tín chỉ carbon xanh tại Việt Nam, trong đó:

-Rừng ngập mặn: ~150.000ha, có 80% phân bổ ở phía Nam.

-Bãi triều:~1.8 Mha, chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

-Cỏ biển:~ 15.637ha, trong đó 66% ở khu vực đảo Phú Quốc.

-Trữ lượng cao ở rừng ngập mặn, khoảng 8,7 MtC (1,4% tổng trữ lượng C trong HST rừng- 612 MtC).

Về tiềm năng:

-Ưu tiên cho quản lý rừng ngập mặn và đất ngập nước

-Bảo vệ để giảm/tránh phát thải và tạo ra đồng lợi ích khí hậu (cao)-REDD+ IWM.

-Tái sinh tự nhiên. Làm giàu rừng (trung bình)

-Trồng mới/Trồng lại rừng (thấp).

Tiến sĩ Phương cũng đưa ra khuyến cáo:

-Việt Nam cần có chiến lược, kế hoạch về phát triển lâm nghiệp gắn với tạo tín chỉ carbon rừng: Tiềm năng, vùng ưu tiên, khách hàng, cơ chế, chính sách, giải pháp khuyến khích, thu hút đầu tư.

-Đảm bảo năng lực kỹ thuật trong toàn bộ quá trình thực hiện, đặc biệt là năng lực về xây dựng dự án, đo đạc, báo cáo và thẩm định.

-Đảm bảo minh bạch, công khai thông tin, dữ liệu phục vụ cho đo đạc, báo cáo và thẩm định, chia sẻ lợi ích, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho môi trường xã hội.

-Tối ưu hoá nguồn lực đầu tư, thông qua lồng ghép các chương trình dự án, đa dạng thị trường carbon, đảm bảo hiệu quả thực hiện.

Như vậy, tiềm năng tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam, mở ra cơ hội để có thể phát triển thị trường carbon trong tương lai.

tm-img-alt
TS. Trần Đình Lý phát biểu

Kết luận buổi toạ đàm, TS Trần Đình Lý, gửi lời cảm ơn chân thành đến các diễn giả, đại biểu, đặc biệt là các phóng viên báo chí, các bạn trẻ đã có mặt ngày hôm nay. Tôi tin rằng sự háo hức, quan tâm có trách nhiệm của các bạn đối với chủ đề tọa đàm này phản ánh ý thức trách nhiệm của chúng ta trong việc bảo vệ môi trường và đối phó với biến đổi khí hậu, mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển bền vững của hệ sinh thái rừng ven biển.

Bạn đang đọc bài viết Thị trường tín chỉ Carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển: Góp phần BVMT và phát triển bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ứng phó thế nào trước những cơn bão lớn?
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.
Hiệu ứng nhà kính, thủ phạm tạo ra siêu bão
Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.

Tin mới

Những bệnh thường gặp sau mùa mưa lũ
Mưa lũ đã đến với nhiều tỉnh thành trên cả nước làm dấy lên mối lo ngại về các nguy cơ dịch bệnh, khiên môi trường sống của hàng triệu người dân bị xáo trộn nghiêm trọng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.