Thứ sáu, 13/09/2024 00:54 (GMT+7)

Nhiều quyết sách thu hút đầu tư chọn lọc, sáng tạo để phát triển công nghiệp theo hướng kinh tế xanh

MTĐT -  Thứ năm, 22/08/2024 15:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giai đoạn 2022 - 2025, tỉnh Đồng Nai đẩy mạnh việc triển khai và thu hút đầu tư có chọn lọc các ngành nghề, lĩnh vực vào các khu công nghiệp (KCN) hiện hữu và mới thành lập, từng bước hình thành các KCN hỗ trợ, KCN công nghệ cao trên địa bàn.

Sau hơn nửa thế kỷ phát triển công nghiệp, Đồng Nai đã xếp vào nhóm 6 tỉnh, thành dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế, thu ngân sách, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).

Đồng Nai được xem là một trong những tỉnh đầu tiên về phát triển công nghiệp của Việt Nam với tỷ lệ lấp đầy 86% KCN, thu hút hơn 2 ngàn dự án của doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và vốn FDI.

Đồng Nai là một trong những địa phương quy hoạch phát triển các KCN sớm và triển khai hoạt động hiệu quả, có số lượng KCN đứng đầu cả nước. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 33 KCN được thành lập với tổng diện tích đất 10.514ha, trong đó 31 KCN đang hoạt động, 01 KCN trong giai đoạn thu hồi đất và đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư (KCN Công nghệ cao Long Thành); 01 KCN được thành lập trong tháng 7/2023 (KCN Long Đức 3). 32/33 KCN đã cho thuê được 6.063ha, đạt 86,2% diện tích đất cho thuê (7.033ha) (chưa bao gồm KCN Long Đức 3 đang trong giai đoạn lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 để xác định chỉ tiêu đất công nghiệp cho thuê).

Tính đến nay, tại 32 KCN đã có thu hút được 44 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư với tổng số 2.140 dự án, trong đó có 1.500 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 30.424 triệu USD, vốn thực hiện 23.181,91 triệu USD và 640 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 82.574,43 tỷ đồng.

Riêng trong 8 tháng đầu năm 2024, các KCN ở Đồng Nai đã thu hút thêm 60 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 639,85 triệu USD và 73 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng là 412 triệu USD và 02 dự án giảm vốn với tổng vốn giảm 3,15 triệu USD. Tổng cấp mới và điều chỉnh vốn là 1.048,70 triệu USD đầu tư FDI, đạt 149,81% kế hoạch năm 2024 (700 triệu USD).

Các dự án thu hút mới chủ yếu thuộc các ngành sản xuất chất bán dẫn, linh kiện điện, điện tử; cơ khí chế tạo; dệt; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn… không có dự án thuộc danh mục ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng lao động; đảm bảo các tiêu chí về công nghệ tiên tiến; phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh. Trong đó, nhiều dự án có quy mô tương đối lớn trên 20 triệu USD/dự án và không thuộc danh mục ngành nghề có yếu tố gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng lao động; đảm bảo các tiêu chí về công nghệ tiên tiến, phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh.

Trong lộ trình đến năm 2050, giai đoạn 2022 - 2025 là thời kỳ đẩy mạnh việc triển khai và thu hút đầu tư có chọn lọc các ngành nghề, lĩnh vực vào các KCN hiện hữu và mới thành lập trên địa bàn tỉnh, từng bước hình thành các KCN hỗ trợ, KCN công nghệ cao.

Trong thời đại nhận thức về các vấn đề xã hội và môi trường được tăng cường, việc xây dựng chiến lược thương hiệu bền vững đã trở thành một ưu tiên hàng đầu đối với không chỉ các doanh nghiệp mà còn đối với cả các cơ quan quản lý Nhà nước. Việc ứng dụng các tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị đã trở thành một công cụ quan trọng để xây dựng chiến lược thương hiệu bền vững thành công.

Do đó, khi các KCN cơ bản đã được lấp đầy, giá nhân công không còn rẻ, lợi thế về đất đai không còn là thế mạnh, Đồng Nai cũng như nhiều địa phương đã và đang chuyển đổi mô hình thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng các dự án nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

tm-img-alt
Công ty Saitex 100% vốn nước ngoài tại KCN Amata dùng năng lượng mái để sấy

Từ hơn một thập kỷ qua, Đồng Nai chủ trương không phát triển KCN một cách tràn lan mà chú trọng thu hút đầu tư có lựa chọn để quản lý, sử dụng hợp lý hiệu quả, phát huy nguồn lực đất đai, tài nguyên, khoáng sản đáp ứng yêu cầu lợi ích cao nhất và sự phát triển vững chắc của địa phương.

Tỉnh kiên quyết từ chối những dự án gây ô nhiễm, sử dụng nhiều lao động, công nghệ lạc hậu; ưu tiên thu hút những dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, công nghiệp phụ trợ, những dự án có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; đồng thời yêu cầu doanh nghiệp đưa ra lộ trình chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Sau gần 15 năm thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020, vấn đề giảm phát thải nhà kính, tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu trong sản xuất công nghiệp tại Đồng Nai đã từng bước định hình.

Đến năm 2025, hơn 80% doanh nghiệp sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường

Với chính sách phát triển công nghiệp xanh và bền vững của chính quyền địa phương, khoảng 05 năm trở lại đây, các doanh nghiệp đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hầu hết có máy móc công nghệ đáp ứng yêu cầu của tỉnh và những dự án được chấp thuận đều thuộc những lĩnh vực tỉnh đang ưu tiên thu hút đầu tư.

Trong xu thế tham gia vào các hiệp định thương mại tự do, xuất khẩu sản phẩm xanh, hoạt động xanh hóa sản xuất, bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, dựa vào tự nhiên và cộng đồng đã được các doanh nghiệp quan tâm.

tm-img-alt
Hệ thống lọc RO nước thải được tái sử dụng tuần hoàn tại KCN Amata. Ảnh: MN

Quá trình triển khai đầu tư theo hướng chuyển đổi sang mô hình KCN sinh thái, đa chức năng, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở Đồng Nai vẫn còn nhiều thách thức. Vì vậy, chính quyền tỉnh Đồng Nai nói chung, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai nói riêng vẫn đang nỗ lực, tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp để kịp thời tổng hợp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đạt mục tiêu hài hòa kinh tế - xã hội và môi trường.

Hiện, tỉnh Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, xây dựng kế hoạch thu hút dòng vốn FDI cho 5 - 10 năm với định hướng dành quỹ đất cho việc đầu tư hạ tầng các KCN để tiếp tục thực hiện chủ trương thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài có chọn lọc, mời gọi những dự án có công nghệ cao, công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường trên lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao, tăng cường xúc tiến đầu tư để doanh nghiệp FDI quan tâm nhiều hơn đến các dự án về hạ tầng kỹ thuật, logistics, khu đô thị thông minh, thương mại dịch vụ, năng lượng.

Mục tiêu đến năm 2025, hơn 80% doanh nghiệp trong tỉnh sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, thân thiện với môi trường. Đồng thời, tăng cường nghiên cứu, đề xuất phát triển các KCN mới, có tính chất chuyên sâu, đạt hiệu quả cao hơn về kinh tế, môi trường, xã hội như: KCN liên kết ngành, KCN hỗ trợ, KCN sinh thái...

Thời gian qua, Ban Quản lý cũng đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của tỉnh triển khai tốt công tác quy hoạch, thu hút các dự án đầu tư vào các KCN, tập trung phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao. Trong quá trình thẩm định, cấp giấy chứng nhận cho các dự án đầu tư, Ban luôn ưu tiên thu hút các dự án sản xuất thuộc các lĩnh vực/ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường, không thâm dụng tài nguyên (nước, lao động, đất đai)…

Bên cạnh đó, Ban Quản lý kiên quyết từ chối những dự án gây ô nhiễm, sử dụng nhiều lao động, công nghệ lạc hậu; ưu tiên thu hút những dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, công nghiệp phụ trợ và những dự án có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp đưa ra lộ trình chuyển giao khoa học kỹ thuật. Một số doanh nghiệp đang hoạt động tại các KCN có nhu cầu mở rộng sản xuất, nhưng nếu không đảm bảo các tiêu chí đặt ra cũng bị từ chối.

Tỉnh Đồng Nai là một trong 6 địa phương nhận được sự hỗ trợ của Dự án Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ chương trình KCN sinh thái toàn cầu do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ thông qua Tổ chức Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và KCN Amata được lựa chọn để hỗ trợ thực hiện. Ban Quản lý các KCN tham gia với tư cách thành viên. Dự án đã hỗ trợ đánh giá hiệu quả tài nguyên sản xuất sạch hơn cho 18 doanh nghiệp, nhà máy trong trong KCN Amata. Bước đầu những hỗ trợ này mang lại lợi ích cho doanh nghiệp về kinh tế, môi trường, xã hội quan trọng.

KCN Amata Biên Hòa thành lập năm 1994, qua quá trình gần 20 năm hình thành và phát triển, hiên nay tổng diên tích khoảng 513ha, tỷ lệlấp đầy khoảng 99% với 170 doanh nghiêp đang hoạt đông sản xuất đa ngành nghề. KCN Amata Biên Hòa đã đầu tư hoàn thiên hệthống hạ tầng thu gom nước mưa và nước thải, trạm xử lý nước thải công suất 12.000m3/ngày đêm đảm bảo xử lý nước thải đạt Quy chuẩn 40:2011/BTNMT (cột A) trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhân.

Năm 2020, Công ty Amata và KCN Amata Biên Hòa vinh dự được BộKế hoạch và Đầu tư và Ban Dự án KCN Sinh thái toàn cầu gồm: Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ và UNIDO lựa chọn là 1 trong 3 KCN (Amata, Deep C, Hiệp Phước) thí điểm chuyển đổi sang KCN sinh thái. Quá trình chuyển đổi được thực hiện thông qua đào tạo nhận thức, hỗ trợ sản xuất sạch hơn và khuyến khích cộng sinh công nghiệp. Bên cạnh đó việc đánh giá tiến bộ dựa trên bộchỉ tiêu theo khung quốc tế về KCN sinh thái bao gồm 04 khía cạnh: Quản lý KCN; môi trường; kinh tế và xã hội.

Bạn đang đọc bài viết Nhiều quyết sách thu hút đầu tư chọn lọc, sáng tạo để phát triển công nghiệp theo hướng kinh tế xanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Minh Nghĩa/thanhtra.com.vn

Cùng chuyên mục

Cả nước hiện có 33.000 ha khu công nghiệp cho thuê
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam vẫn đang nổi lên với tốc độ tăng trưởng ổn định và là điểm đến yêu thích của dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đa dạng đến từ Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản…

Tin mới