Chủ nhật, 08/09/2024 07:37 (GMT+7)

Ngập ngụa rác ngày Tết và gánh nặng của công nhân vệ sinh

MTĐT -  Thứ năm, 26/01/2023 09:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc một bộ phận người dân không giữ gìn ý thức vệ sinh công cộng, vứt rác không đúng thời gian, địa điểm, lượng rác thải tăng chóng mặt khiến công việc của công nhân vệ sinh những ngày Tết càng trở nên nặng nề hơn bao giờ hết…

“Đến hẹn lại lên”, dịp Tết Nguyên đán là lúc nghỉ ngơi của mọi nhà mọi người thì công nhân môi trường lại căng mình dọn dẹp rác thải. Bởi việc một bộ phận người dân không giữ gìn ý thức vệ sinh công cộng, vứt rác không đúng thời gian, địa điểm, lượng rác thải tăng chóng mặt khiến công việc của công nhân vệ sinh những ngày Tết càng trở nên nặng nề hơn bao giờ hết…

Vứt rác bất chấp địa điểm, thời gian

Trong 6 ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2021, từ ngày 9.2 – 14.2 (tức từ 28 tháng Chạp năm Canh Tý đến hết mùng 3 tháng Giêng năm Tân Sửu) các khu xử lý rác thải tập trung của thành phố Hà Nội đã tiếp nhận, xử lý tổng cộng hơn 35.000 tấn rác thải, với khối lượng trung bình 5.934,52 tấn/ngày đêm. Lượng rác thải thu gom trên địa bàn thành phố bắt đầu gia tăng từ ngày 4.2.

Còn trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022, từ ngày 24.1 – 6.1 (tức ngày 22 tháng Chạp đến mùng 6 tháng Giêng), trên địa bàn Hà Nội phát sinh gần 90.000 tấn rác.

Với Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng có thể thấy, lượng rác thải dịp Tết luôn luôn nhiều đến mức các công nhân vệ sinh môi trường phải căng mình thu dọn.

Sáng ngày mùng 4 Tết Âm lịch, ngồi một góc chờ vào ca, chị Trần Thị Thu Hương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) - nữ công nhân vệ sinh môi trường chia sẻ, ngay từ những ngày 23 tháng Chạp (Tết ông Công ông Táo) trở đi, lượng rác thải sinh hoạt đổ ra môi trường tăng đột biến.

Với tâm lý và thói quen dọn nhà đón năm mới, nên người bỏ bớt đồ đạc không dùng. Trong Tết, các gia đình cũng liên hoan, ăn uống hay sắm sửa đồ đạc, cây cảnh như quất, lê, đào… để trưng trong nhà.

 
Chị Trần Thị Thu Hương đang chuẩn bị vào ca chiều ngày mùng 3 Tết Âm lịch. Ảnh: Lương Hạnh.

“Những ngày Tết, người dân thường vứt rác không đúng nơi, đúng giờ quy định nên việc dọn dẹp cũng khó khăn hơn ngày thường. Đêm 30 Tết, điểm tôi trực bắn pháo hoa, xác pháo hoa rơi khắp nơi trên đường. Chúng tôi thường phải tăng ca đến 2h sáng hôm sau”, chị Hương tâm sự.

“Chúc nhau ít rác”

“Trong Tết thì bạt ngàn rác” là câu trả lời của nữ công nhân vệ sinh môi trường Trần Thị Nguyệt (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) khi được hỏi về việc dọn dẹp rác thải dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Theo chị Nguyệt, ngày mùng 1 Tết Âm lịch sẽ có khoảng 50-70% công nhân đi làm. Với những công nhân đi làm mùng 1 sẽ được nghỉ mùng 2, công nhân đi làm mùng 2 sẽ được nghỉ mùng 1. Đến ngày mùng 3 Tết Âm lịch, 100% công nhân trở lại công việc thường ngày, khu vực của ai người đó thực hiện dọn dẹp.

"Riêng ngày 30 Tết chúng tôi phải đi liên tục, không để cho rác tồn đọng nhiều. Kể cả hết ca mà chưa hết rác thì công nhân vẫn phải tiếp tục làm. Đường làng, ngõ xóm thì thu dọn rác, còn ở các con đường chính là phải quét sạch. Những ngày này chúng tôi sẽ vất vả hơn, bình thường đi 2 lượt là hết rác, ngày Tết phải đi 3-4 lượt là ít", chị Nguyệt cho hay.

Vì công việc, nữ công nhân vệ sinh môi trường phải "giao" nhiệm vụ chúc Tết nhà ngoại cho chồng. Được nghỉ làm mùng 2, chị và gia đình mới có thời gian sang nhà nội chúc Tết.

Với chị Nguyệt, ngày Tết cũng như bao ngày thường khác. Ảnh: Lương Hạnh.
Với chị Nguyệt, ngày Tết cũng là ngày làm việc như bao ngày thường khác. Ảnh: Lương Hạnh.

Ngày 30 Tết, 21h hết ca trực, chị Nguyệt quay trở về về nhà và bắt đầu luộc gà, thổi xôi để cúng giao thừa. Sau khi xong xuôi hết công việc, hơn 1h sáng chị mới chìm vào giấc ngủ. Ngày hôm sau, chị lại bắt đầu công việc lúc 9h sáng.

Cũng có thâm niên 8 năm làm công nhân vệ sinh môi trường, năm nào, chị Nguyệt và các đồng nghiệp cũng sẵn sàng tinh thần "chiến đấu" với rác và tếu táo chúc nhau "ít rác - nhiều ống bơ".

Rác ngập ngụa những ngày Tết và có xu hướng tăng lên theo từng năm. Ảnh: Lương Hạnh.
Rác ngập ngụa những ngày Tết và có xu hướng tăng lên theo từng năm. Ảnh: Lương Hạnh.

"Xã hội phân công mỗi người một công việc, nghề này cũng giống như nhiều nghề khác phải thực hiện nhiệm vụ xuyên Tết. Ai cũng muốn chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ dành phần ai?", chị Nguyệt tâm sự.

Một khu vực tập kết rác thải tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội vào chiều ngày mùng 3 Tết Âm lịch 2023. Ảnh: Lương Hạnh.
Một khu vực tập kết rác thải tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội vào chiều ngày mùng 3 Tết Âm lịch 2023. Ảnh: Lương Hạnh.

Theo ghi nhận của PV, ở khu vực ngoại thành Hà Nội như thị xã Sơn Tây, công nhân vệ sinh môi trường cũng phải làm hết công suất để dọn dẹp tại các điểm tập kết rác thải. Điều này đặt ra báo động về ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng của người dân mỗi độ Tết đến, xuân về./.

Bạn đang đọc bài viết Ngập ngụa rác ngày Tết và gánh nặng của công nhân vệ sinh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Lương Hạnh/Báo Lao động

Cùng chuyên mục

Lợi ích sức khỏe của việc ăn chay trường
Chế độ ăn chay khoa học được chứng minh là có lợi cho sức khỏe. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy người ăn chay thường có chất lượng chế độ ăn tốt hơn những người ăn thịt.

Tin mới

Kịp thời hỗ trợ người lao động trong mưa bão
Công ty Cổ phần Green i-Park (nhà đầu tư hạ tầng KCN Liên Hà Thái) đã rà soát và hỗ trợ nhiều công nhân xây dựng trong KCN nơi ăn và chỗ ở kiến cố, an toàn trong thời điểm bão số 3 đổ bộ vào đất liền.