Chủ nhật, 08/09/2024 07:18 (GMT+7)

Khánh Hòa nhiều cụm công nghiệp chưa đầu tư hạ tầng kỹ thuật

MTĐT -  Thứ sáu, 17/05/2024 15:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khánh Hòa hiện có 3 cụm công nghiệp (CCN) đã thành lập nhưng chưa đầu tư hạ tầng kỹ thuật do gặp khó khăn, vướng mắc trong công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư.

Theo Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 29/3/2023, tỉnh Khánh Hòa có 14 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích quy hoạch là 669 ha.

Đến nay, Khánh Hòa có 9/14 CCN đã được thành lập với tổng diện tích là 362,64 ha. Trong đó, 7 CCN do doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng với tổng diện tích 278,35 ha; 2 CCN được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và giao Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Khánh Hòa quản lý với tổng diện tích 84,29 ha.

Khánh Hòa có 6 CCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 117,11 ha. (Ảnh: Trung Nhân)
Khánh Hòa có 6 CCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 117,11 ha. (Ảnh: Trung Nhân)

Trong các CCN nói trên có 6 CCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 117,11 ha/149,96 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 78%.

Ngoài ra, có 3 CCN đã thành lập nhưng chưa đầu tư hạ tầng kỹ thuật do gặp khó khăn, vướng mắc trong công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư.

Cụ thể, CCN Ninh Xuân đang đợi phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu mới có cơ sở triển khai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500.

CCN Trảng É 2 đang gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng. Cuối cùng là CCN Diên Thọ đang gặp vướng mắc trong bồi thường, hỗ trợ tái định cư đới với 2 trường hợp đủ điều kiện giao đất ở tái định cư.

Ngoài ra, đến nay Khánh Hòa còn 5/14 CCN chưa được thành lập với tổng diện tích 196,81 ha.

Đối với các CCN đi vào hoạt động đã sắp xếp, bố trí cho 80 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, tạo việc làm ổn định cho khoảng 4.440 lao động tại các địa phương.

Theo đó, trong thời gian tới, Khánh Hòa tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai xây dựng các CCN đã được thành lập để sớm khởi công xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng đất các CCN. Đồng thời phấn đấu đến cuối năm 2024 cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và triển khai đầu tư xây dựng đối với các CCN nói trên.

Ngoài ra, Khánh Hòa cũng giao các đơn vị liên quan tập trung thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào các CCN đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật. Cụ thể, CCN Sông Cầu phấn đấu đạt khoảng 45%; CCN và chăn nuôi Khatoco Ninh Ích đạt 75% trong năm 2024.

Bạn đang đọc bài viết Khánh Hòa nhiều cụm công nghiệp chưa đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Trung Nhân/kinhtedothi.vn

Cùng chuyên mục

Quy hoạch cụm công nghiệp Tân Tập tỉnh Long An
Với vị trí đắc địa gần TP.HCM và hệ thống giao thông thuận lợi, cụm công nghiệp được định hướng trở thành một khu công nghiệp sạch, đa ngành, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội không chỉ cho huyện Cần Giuộc mà còn cho toàn tỉnh Long An.
Chuyển đổi khu công nghiệp để phát triển bền vững
Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...

Tin mới

Kịp thời hỗ trợ người lao động trong mưa bão
Công ty Cổ phần Green i-Park (nhà đầu tư hạ tầng KCN Liên Hà Thái) đã rà soát và hỗ trợ nhiều công nhân xây dựng trong KCN nơi ăn và chỗ ở kiến cố, an toàn trong thời điểm bão số 3 đổ bộ vào đất liền.