Thứ bảy, 06/07/2024 01:41 (GMT+7)

Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn – Giải pháp hướng đến trung hòa Carbon cho Khu đô thị ĐHQG TP.HCM"

Tuấn Minh -  Thứ tư, 03/07/2024 15:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chiều 2/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn ĐHQG TP.HCM đã tổ chức hội thảo quốc tế "Kinh tế tuần hoàn - Giải pháp hướng đến trung hòa carbon cho Khu đô thị ĐHQG TP.HCM".

Tham dự hội thảo có PGS.TS Trần Cao Vinh, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM, cùng hơn 30 nhà khoa học trong nước và quốc tế bằng hình thức online và offline.

tm-img-alt
Quang cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Trần Cao Vinh – Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM cho biết Đảng và Chính phủ Việt Nam đã thể hiện các cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua nhiều chỉ thị và chính sách như Luật Bảo vệ môi trường, Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn…

Đối với ĐHQG TP.HCM, “Xây dựng khu đô thị đại học xanh, thân thiện, hiện đại” là 1 trong 6 chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. Chiến lược này đã đề ra 2 mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, phát triển không gian đô thị ĐHQG TP.HCM hiện đại, thân thiện với môi trường; Thứ hai, hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Ngoài ra, chiến lược 3 “Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ liên ngành giải quyết các nhiệm vụ quốc gia, khu vực và thế giới” đã nêu rõ mục tiêu cụ thể về “nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển một số mô hình tăng trưởng đảm bảo bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu” với kết quả dự kiến là có 5 nhiệm vụ mới được xây dựng và triển khai trong lĩnh vực kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, năng lượng mới, biến đổi khí hậu. Điều này cho thấy sự quan tâm sâu sắc của ĐHQG TP.HCM đối với mô hình kinh tế tuần hoàn, đặc biệt là sự đóng góp của kinh tế tuần hoàn vào việc thực hiện chiến lược phát triển khu đô thị.

Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn - Giải pháp hướng tới trung hòa carbon cho khuôn viên ĐHQG TP.HCM” là cơ hội để các chuyên gia trong nước và quốc tế trao đổi, thảo luận các giải pháp, kinh nghiệm về phát triển bền vững khu vực đô thị và khuôn viên trường đại học. PGS.TS. Trần Cao Vinh đề nghị Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn tổng hợp nội dung hội thảo và báo cáo Ban Giám đốc ĐHQG TP.HCM nhằm đóng góp vào triển khai chiến lược “Xây dựng khu đô thị đại học xanh, thân thiện, hiện đại” trong Chiến lược phát triển ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tại Hội thảo, GS. John Thwaites (Chủ tịch Viện Phát triển bền vững Monash và Trung tâm Climateworks, Đại học Monash, Úc) đã có bài tham luận “Chiến lược phát triển khuôn viên đại học hướng tới trung hòa Carbon – Mạng lưới các trường Đại học toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu”. Hội thảo lắng nghe tham luận “Đại học không phát thải – Kinh nghiệm từ cơ sở Birkenfeld, Đại học Khoa học ứng dụng Trier – Đại học xanh thứ ba trên thế giới” từ Giáo sư Peter Heck (Viện Ứng dụng quản lý dòng vật liệu – Đại học Khoa học ứng dụng Trier); bải tham luận “Phòng thí nghiệm sống – Giải pháp hợp tác các bên trong thiết kế cảnh quan đô thị bền vững” của TS. Nguyễn Anh Tuấn (Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM).

Sau phần trình bày tham luận của các chuyên gia, PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân – Viện trưởng  Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED) thực hiện điều phối cuộc thảo luận mở liên quan đến các vấn đề: Thách thức trong phát triển khuôn viên, khu đô thị đại học đồng bộ, bền vững, hiện đại; Chính sách thu hút nguồn lực tài chính, thiết kế và xây dựng đồng bộ khu đô thị đại học xanh; Vai trò của khoa học và công nghệ trong phát triển khu đô thị xanh.

Bạn đang đọc bài viết Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn – Giải pháp hướng đến trung hòa Carbon cho Khu đô thị ĐHQG TP.HCM". Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khởi động Đề án Giảm thiểu khí carbon
“Đề án Giảm thiểu khí carbon đã khởi động. Đây là nhiệm vụ mới, không phải một ngày, một bữa, mà cần vừa làm, vừa học, giống như xây dựng nông thôn mới vậy”. Đây là chia sẻ của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh.
Cảnh báo: Vệ tinh Starlink có thể gây suy giảm tầng ozone
Việc triển khai hàng chục nghìn vệ tinh Starlink mang lại lợi ích to lớn đối với đời sống con người. Tuy nhiên, việc triển khai mạng lưới vệ tinh khổng lồ đã và đang tác động không nhỏ tới bầu khí quyển Trái đất.

Tin mới

Khởi động Đề án Giảm thiểu khí carbon
“Đề án Giảm thiểu khí carbon đã khởi động. Đây là nhiệm vụ mới, không phải một ngày, một bữa, mà cần vừa làm, vừa học, giống như xây dựng nông thôn mới vậy”. Đây là chia sẻ của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh.

Thương hiệu đồng hành