Thứ sáu, 05/07/2024 00:55 (GMT+7)

Hải Dương thông qua nhiều nhiệm vụ quy hoạch khu công nghiệp

An Na -  Thứ sáu, 24/05/2024 09:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chiều 23/5, đồng chí Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 5 (lần 4) của UBND tỉnh Hải Dương, xem xét nhiệm vụ quy hoạch một số khu công nghiệp, phân khu của TP Hải Dương.

tm-img-alt
Phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 5 (lần 4) đã thông qua nhiều nhiệm vụ quy hoạch

Tại phiên họp, Sở Xây dựng và đơn vị tư vấn đã báo cáo về đồ án quy hoạch phân khu khu công nghiệp Đại An mở rộng, phương án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp Kim Thành 2; nhiệm vụ quy hoạch phân khu khu vực các phường: Cẩm Thượng, Bình Hàn, Ngọc Châu, Nhị Châu, Tứ Minh, Việt Hòa (TP Hải Dương).

Khu công nghiệp Đại An mở rộng được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/5000 năm 2006. Tuy nhiên, sau nhiều lần điều chỉnh, một số nội dung điều chỉnh cục bộ chưa phù hợp quy định. Ngoài ra, chính sách quản lý phát triển khu công nghiệp hiện có sự thay đổi. Do vậy cần lập đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp Đại An mở rộng để phù hợp với các quy định pháp luật về xây dựng, đầu tư hiện hành, phù hợp với quy hoạch tỉnh được duyệt; làm cơ sở lập quy hoạch chi tiết xây dựng các khu vực trong khu công nghiệp, lập dự án đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng và cấp giấy phép xây dựng.

Theo quy hoạch cũ, chiều cao tầng trung bình nhà máy từ 1-2 tầng, mật độ xây dựng tối đa cho phép 60%, không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất trong giai đoạn hiện nay, gây khó khăn cho việc thu hút các xí nghiệp sản xuất công nghiệp, dẫn đến hiệu quả sử dụng đất không cao. Quy chuẩn QCVN 01:2021/BXD đã quy định mật độ xây dựng tối đa là 70% cho nhà máy có 5 sàn sản xuất, như vậy cần rà soát, lập quy hoạch mới để phù hợp quy chuẩn, quy hoạch mới, thúc đẩy thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng nguồn thu (từ thuế) cho ngân sách nhà nước.

Sau điều chỉnh, nhà xưởng, nhà máy của các nhà đầu tư thứ cấp được xây dựng chiều cao công trình 5 tầng (tương đương cao 40 m) trên phạm vi cả khu công nghiệp Đại An.

Ngoài ra, quy hoạch mới bổ sung phần đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại khu công nghiệp, công trình dịch vụ tiện ích phục vụ cho công nhân, người lao động trong khu công nghiệp...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lưu Văn Bản thống nhất với nội dung đồ án. Giao Sở Xây dựng tiếp thu ý kiến tại phiên họp, khẩn trương hoàn thiện báo cáo của Ban cán sự đảng UBND tỉnh chậm nhất trong sáng 27/5, làm cơ sở báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đồng thời sở này hoàn thiện hồ sơ, báo cáo để trình HĐND.

UBND tỉnh cơ bản thống nhất nội dung quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp Kim Thành 2, tỷ lệ 1/2000. Vị trí nghiên cứu xây dựng khu công nghiệp Kim Thành 2 thuộc địa phận 2 xã Đại Đức, Tam Kỳ (Kim Thành). Tổng diện tích 450,03 ha gồm diện tích quy hoạch khu công nghiệp 437,24 ha, quy hoạch khớp nối hạ tầng 12,79 ha. Phía bắc giáp quốc lộ 17B, các khu dân cư xã Đại Đức, xã Tam Kỳ; phía nam giáp đường đê sông Lạch Tray, khu dân cư xã Tam Kỳ; phía đông giáp ranh giới xã An Hoà (Hải Phòng), phía tây giáp các khu dân cư xã Đại Đức và đất canh tác xã Liên Hoà.

Tại phiên họp, UBND tỉnh cũng thông qua 4 nhiệm vụ quy hoạch phân khu một số địa bàn thuộc TP Hải Dương.

Phân khu 1A (điều chỉnh phân khu khu vực phường Việt Hòa) có quy mô nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 570 ha.

Phân khu 1B (điều chỉnh phân khu khu vực phường Tứ Minh) có quy mô nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 737,98 ha.

Quy hoạch phân khu 1E (điều chỉnh phân khu khu vực phường Cẩm Thượng và phường Bình Hàn) có quy mô nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 352 ha.

Quy hoạch phân khu 1H (điều chỉnh phân khu khu vực phường Ngọc Châu và phường Nhị Châu) có quy mô nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 275 ha.

Bạn đang đọc bài viết Hải Dương thông qua nhiều nhiệm vụ quy hoạch khu công nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Tập trung phát triển logistics phục vụ khu công nghiệp
Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành cửa ngõ trung chuyển của cả miền Nam với hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển, kho bãi của các DN trong vùng. Ngành logistics sẽ có mức tăng trưởng cao nhất trong các ngành dịch vụ của tỉnh.

Tin mới

Thương hiệu đồng hành