Thứ năm, 19/09/2024 16:20 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Công điện khẩn việc chủ động ứng phó với Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thanh Phương - Đức Mạnh -  Thứ tư, 18/09/2024 09:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn QG, áp thấp nhiệt đới đã đi vào vùng biển phía Đông có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 đến 48 giờ tới. Bão có thể ảnh hưởng đến vùng biển và đất liền khu vực Trung Bộ, Hà Tĩnh nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, từ chiều tối ngày 18/9 đến ngày 21/9, khu vực Hà Tĩnh có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng với lượng mưa phổ biến 100 - 300mm, có nơi trên 500mm, nguy cơ cao xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi.

Thực hiện Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 6851/CĐ-BNN-ĐĐ ngày 16/9/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, để chủ động ứng phó sớm với diễn biến thiên tai hết sức phức tạp trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, Thủ trưởng các đơn vị nêu trên khẩn trương thực hiện ngay một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, Tập trung triển khai chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản số 5449/UBND-NL1 ngày 17/9/2024 về chủ động công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai trong thời gian tới.

tm-img-alt
Vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 117,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 620km về phía Đông. 

Thứ hai, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh, Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển và UBND các huyện, thị xã ven biển theo dõi chặt chẽ diễn biến của Áp thấp nhiệt đới, thông báo ngay cho chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của Áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Thứ ba, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tập trung chủ yếu vào một số nội dung sau:  Theo dõi chặt chẽ diễn biến ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão khi vào biển Đông; cảnh báo và thông báo kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân để chủ động các biện pháp phòng, tránh; Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tăng cường các hoạt động thông tin về tình hình thiên tai trên địa bàn, tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão, mưa lũ để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại; Tổ chức cắt tỉa cành cây; chằng chống, gia cố biển hiệu, nhà ở, các công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy; Tiến hành kiểm tra, rà soát ngay tất cả các vị trí có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt sâu để kịp thời thông báo cho người dân chủ động, phòng tránh có hiệu quả;  Chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến giao thông trọng điểm, các tuyến đường đang thi công dang dở, đề phòng mưa lớn gây sạt lở, làm ách tắc giao thông.

Thứ tư, Các đơn vị được giao quản lý các công trình thủy lợi, thủy điện, đê điều trên địa bàn tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ sau: Tổ chức kiểm tra, rà soát và triển khai các phương án đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập; Tổ chức kiểm tra, rà soát và triển khai các phương án đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập.

tm-img-alt
Xã Cẩm Lĩnh (huyện Cẩm Xuyên) lập rào chắn và biển cảnh báo vùng nguy cơ sạt lở, cấm người và phương tiện qua lại đường quốc phòng ven biển trong đợt mưa do ảnh hưởng bão số 3 vừa qua.

Thứ năm, Giao Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các công trình trọng điểm theo chức năng nhiệm vụ chủ động triển khai các phương án được duyệt đảm bảo an toàn cho công trình; đối với các công trình hồ chứa (thủy lợi, thủy điện) yêu cầu các chủ đập cần theo dõi diễn biến mưa lũ.

Thứ sáu, Giao Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở giao thông vận tải, Sở công thương, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh,Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thiên tai, tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời.

Thứ bảy, Giao sở thông tin và truyền thông, Đài khí tượng thủy văn tỉnh, Các sở, ngành, đoàn thể tổ chức tỉnh, Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, Các đoàn kiểm tra kịp thời đưa tin về diễn biến của thiên tai cho các cấp, các ngành và Nhân dân biết để chủ động phòng tránh có hiệu quả, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Công điện này; kịp thời báo cáo UBND tỉnh những vấn đề đột xuất, phát sinh./.

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Công điện khẩn việc chủ động ứng phó với Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghi Xuân - Hà Tĩnh : Kiểm tra công tác phòng, chống bão số 4
Bão số 4 được dự báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung, trong đó huyện Nghi Xuân là một trong những khu vực có khả năng chịu tác động. Trước nguy cơ bão ảnh hưởng trực tiếp, huyện Nghi Xuân đã khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng chống.
Yên Bái ước thiệt hại 4.765 tỷ đồng do bão số 3
Đến 6h00 ngày 19/9, Yên Bái ước thiệt hại 4.765 tỷ đồng do bão số 3. Thiên tai đã làm 54 người chết và mất tích; thiệt hại 25.979 nhà ở; di dời 21.367 hộ dân trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn cho các hộ dân bị ngập lụt và sạt lở đất.

Tin mới