Thứ năm, 19/09/2024 10:20 (GMT+7)

Google Doodle hôm nay 17/9/2024: Đón Tết Trung thu 2024

MTĐT -  Thứ ba, 17/09/2024 08:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Google Doodle hôm nay 17/9/2024 thay đổi thành hình ảnh những chú thỏ trắng tinh nghịch cùng những chiếc bánh nướng để mừng Tết Trung thu.

Google Doodle hôm nay đổi hình ảnh đón Tết trung thu

Hôm nay 17/9, Google thay đổi Doodle thành hình ảnh những chú thỏ trắng tinh nghịch cùng những chiếc bánh nướng, để mừng Tết Trung thu ở Việt Nam và Chuseok ở Hàn Quốc.

Google đổi ảnh đại diện mừng Tết Trung thu, ngày 17/9.
Google đổi ảnh đại diện mừng Tết Trung thu, ngày 17/9.

Theo Google, Tết Trung thu được tổ chức ở nhiều khu vực, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Singapore và Hàn Quốc. Ngày lễ này được tổ chức từ thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên vào ngày 15/8 âm lịch.

Từ xa xưa, mọi người tổ chức lễ hội dưới ánh trăng tròn và cùng thưởng thức các loại hoa quả như dưa, lựu cùng các loại bánh nướng ngọt.

"Mặc dù các lễ ăn mừng ngày nay khác nhau tùy theo khu vực, nhưng có một số điểm chung gắn kết mọi người lại với nhau. Một món ăn chính của lễ hội là bánh trung thu và được giới thiệu trong hình ảnh của Doodle", Google cho hay.

Google cho biết, bánh trung thu (bánh nướng ở Việt Nam) thường có hình giống trăng tròn, những món ăn nhẹ này có thể ngọt hoặc mặn, với nhiều loại nhân như sốt hạt sen, lòng đỏ trứng muối, trái cây hoặc kem trứng.

Bên cạnh đó, Tết Trung thu không thể thiếu những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc. Vào ban đêm, các ngôi nhà được thắp sáng bằng đèn lồng và thậm chí đèn lồng còn có thể được thả trôi nổi trên các vùng nước.

"Chúc mọi người Tết Trung Thu vui vẻ!", Google viết.

Trung thu ngày mấy? Tết Trung thu 2024 vào ngày nào?

Tết Trung thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây là ngày Tết của trẻ em và còn được gọi là Tết hoa đăng, Tết trông Trăng, Tết Đoàn viên. Trẻ em thường trông đợi ngày này vì thường được người lớn tặng đèn ông sao, đèn cá chép, đèn kéo quân, mặt nạ và ăn bánh nướng, bánh dẻo.

Tết trung thu năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 15/08/2023 âm lịch, theo lịch dương thì sẽ là ngày 17/9/2024.

Tết Trung thu được gọi là "Tết Thiếu nhi"

Tết Trung Thu, hay còn gọi là Lễ hội Trăng Rằm, là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng và phổ biến nhất ở châu Á. Được tổ chức vào đêm Rằm tháng Tám (ngày 15 tháng 8 âm lịch), lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa đoàn tụ gia đình mà còn tôn vinh mùa vụ, thiên nhiên và văn hóa truyền thống. Mỗi quốc gia có cách tổ chức Lễ hội Trung Thu riêng, tạo nên một bức tranh đa dạng và phong phú về văn hóa Á Đông.

Ở Việt Nam, Tết Trung Thu chủ yếu dành cho trẻ em, được gọi là "Tết Thiếu nhi". Trước ngày này, các phố phường ngập tràn đèn lồng, đồ chơi và bánh trung thu.

Vào đêm rằm, các khu phố tổ chức rước đèn, múa lân và phá cỗ trông trăng. Trẻ em đội lồng đèn, đeo mặt nạ và hòa mình vào các trò chơi dân gian, tiếng trống múa lân rộn ràng khắp nơi. Bánh trung thu hình mặt trăng và hình con vật, kẹo và trái cây đủ loại được bày biện trên mâm cỗ, cùng với đèn ông sao truyền thống.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động nghệ thuật như hát chầu văn, ca trù và múa rối nước cũng được diễn ra, tạo nên bầu không khí lễ hội đặc sắc.

Ý nghĩa tết Trung thu

Phong tục ngày tết Trung thu ở Việt Nam rất đa dạng và tùy theo từng vùng miền. Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động đều hướng đến trẻ em.

Vào dịp lễ này, trẻ em khắp nơi đều được nghe kể sự tích chú Cuội - chị Hằng, cùng nhau bày cỗ Trung thu, rước đèn, múa lân, hát trống quân,…

Hiện nay, nhiều nơi không còn phá cỗ trông trăng. Thay vào đó, các gia đình dành thời gian quây quần, đoàn viên, cùng ăn bánh ngắm trăng.

Những hoạt động thú vị trong ngày Tết Trung thu ở Việt Nam

1. Rước đèn Trung Thu

Rước đèn là hoạt động không thể thiếu mỗi dịp Tết Trung thu. Gia đình có thể mua lồng đèn mà bé yêu thích hoặc mua các nguyên vật liệu để cùng bé làm lồng đèn, vun đắp thêm kỷ niệm cho gia đình. Đến ngày rằm, bé cùng gia đình hoặc bạn bè rước đèn hòa mình vào không khí trung thu náo nhiệt với tiếng trống, tiếng kèn, tiếng cười nói rộn ràng.

2. Múa lân

Múa lân là hoạt động văn hóa dân gian độc đáo của Việt Nam. Những chú lân với hình dáng uy nghi, sinh động cùng với tiếng trống rộn ràng sẽ mang đến cho người xem những màn trình diễn vô cùng hấp dẫn trong dịp Tết Trung thu.

3. Ngắm trăng và phá cỗ

Mặt trăng tròn chính là “đặc sản” vào dịp lễ trung thu. Vào đêm trăng rằm tháng Tám, mọi người sẽ cùng nhau quây quần bên mâm cỗ có các loại bánh trung đa dạng hương vị, các loại trái cây, bánh kẹo và ấm trà đậm đà. Sau khi thưởng thức những món ăn ngon, mọi người sẽ cùng nhau ngắm trăng và kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị trong cuộc sống.

4. Tham gia các trò chơi dân gian

Trong dịp Tết Trung thu, có rất nhiều trò chơi dân gian được tổ chức để mọi người tham gia vui chơi giải trí. Một số trò chơi phổ biến như: kéo co, đi cầu ván, hái hoa cau, v.v.

5. Tham dự các lễ hội Trung thu

Tại nhiều địa phương trên khắp cả nước, các lễ hội Trung Thu được tổ chức với nhiều hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn dành cho mọi lứa tuổi. Đây là cơ hội để mọi người được hòa mình vào không khí sôi động và vui tươi của Tết Trung thu.

6. Mua sắm

Tết Trung Thu là dịp để mọi người mua sắm những món quà ý nghĩa cho người thân và bạn bè. Các cửa hàng trên đường phố được trang trí rực rỡ với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú.

H.Hà (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Google Doodle hôm nay 17/9/2024: Đón Tết Trung thu 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí năm học 2024-2025
Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên GDTX trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.