Thứ sáu, 13/09/2024 00:52 (GMT+7)

Dùng điện thoại, máy tính lâu ngày dễ đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm

An Na -  Thứ năm, 22/08/2024 16:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thói quen cúi đầu sử dụng điện thoại, máy tính lâu ngày có thể dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, hội chứng đau cổ vai gáy.

Tật cúi đầu khi sử dụng điện thoại, máy tính lâu dài sẽ dễ dẫn đến các bệnh về xương khớp - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN
Tật cúi đầu khi sử dụng điện thoại, máy tính lâu dài sẽ dễ dẫn đến các bệnh về xương khớp

Việc sử dụng nhiều đã làm dấy lên mối lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực đối với sự an toàn và sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe tâm thần và cơ xương khớp.

Không khó để thấy hầu hết mọi người sử dụng điện thoại, máy tính đều gò ép bản thân vào tư thế cúi đầu.

Đồng thời chỉ dùng một tay để vừa giữ điện thoại, máy tính vừa thực hiện các thao tác trên đó, hoặc trên chuột.

Nếu duy trì thói quen cúi đầu lâu dài, người dùng không chỉ gặp vấn đề cổ, vai, cột sống, mà còn có triệu chứng đau cơ xương khớp ở tay, đặc biệt là vị trí cổ tay và ngón tay.

Tư thế cúi đầu nhìn màn hình điện thoại, máy tính trong thời gian dài có thể khiến cơ cổ căng cứng.

Nguyên nhân là do khi cúi đầu lâu dài, các nhóm cơ tại đây phải co rút lại để chịu đựng trọng lượng gấp đôi hoặc nhiều hơn so với bình thường.

Bên cạnh đó cơ vai và dây chằng ở khu vực cổ vai gáy cũng dễ rơi vào tình trạng kéo căng tương tự. Nếu tiếp tục kéo dài, các vấn đề trên sẽ trở thành hội chứng đau cổ vai gáy.

Mặt khác ngoài vấn đề căng cơ, việc cúi đầu về phía trước để nhìn vào màn hình điện thoại còn có thể làm thay đổi đường cong sinh lý của đốt sống cổ. Nếu không sớm được cải thiện, sự sai lệch trong cấu trúc cột sống sẽ dẫn đến viêm xương khớp (thoái hóa) và trượt đĩa đệm (thoát vị).

Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và hội chứng cổ vai gáy (đau vai gáy) đều có chung những triệu chứng như sau: Đau và nhức mỏi ở khu vực cổ vai gáy, cứng cổ, đau đầu, cường độ đau tăng lên khi xoay hoặc cúi đầu, tê bì ở vùng cổ vai gáy, có thể kéo dài xuống lưng hoặc tay

Nếu tình trạng chấn thương tiến triển nghiêm trọng, còn có biểu hiện tê bì ngón tay hoặc thậm chí là teo cơ, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của chi trên.

Ngoài ra, trong trường hợp lớp sụn khớp ở các đốt sống C1 - C2 hoặc C4 bị bào mòn, còn có thêm triệu chứng chóng mặt, ngáp, nấc…

Về cốt lõi, tư thế tốt là lưng thẳng, mang lại một số lợi ích trải dài trên toàn bộ cơ thể, tạo nên một lối sống lành mạnh hơn, hạnh phúc hơn. Các khuyến nghị để giúp giữ cho cột sống và cổ ở trạng thái tốt nhất bao gồm: Đứng thẳng và cao, đảm bảo vai thẳng hàng với hông - không thõng xuống hoặc kéo ra sau, đầu phải thẳng và ngang với sàn nhà, trọng lượng chủ yếu dồn vào lòng bàn chân, hai chân rộng bằng vai, cánh tay nên tự nhiên ở hai bên.

Theo bác sĩ Vũ, có thể khó duy trì một số thực hành này đối với một người không có cơ thể cường tráng, khỏe mạnh. Đôi khi, giữ thẳng lưng không phải là do thói quen, mà là do thiếu sức mạnh.

Do đó cần tập trung vào các bài tập tăng cường sức mạnh ở lưng, ngực và vai có thể giữ cho cột sống thẳng và củng cố tư thế tốt như yoga, bơi lội,…

Việc duy trì một chế độ ăn uống và cân nặng lành mạnh hơn cũng sẽ khiến việc đứng thẳng trở thành một nhiệm vụ dễ dàng hơn.

“Không thể tránh được việc sử dụng công nghệ, tuy nhiên mỗi người nên tập cách giữ thẳng đầu khi sử dụng điện thoại, máy tính không cúi đầu quá nhiều về phía trước và hạn chế việc sử dụng chúng trong một thời gian dài”, bác sĩ Vũ khuyến cáo.

Để không tạo điều kiện cho các bệnh nguy hiểm về xương khớp phát triển, mỗi người dù già hay trẻ nên có ý thức về việc phòng bệnh.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để giúp cho cơ bắp và xương chắc khỏe hơn, mỗi người cần luyện tập thể dục, thể thao với những bài tập phù hợp như: Bơi, đạp xe, đi bộ, tập thể dục, dưỡng sinh...

Nên tập với tư thế tốt nhất cho các khớp xương bằng cách đứng thẳng, tránh nằm lâu, leo cầu thang, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ gây ứ trệ tuần hoàn máu và cứng khớp. Ngoài ra, khi ngồi làm việc, mọi người nên chú ý giữ thẳng lưng, không ngồi xổm...

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, hãy hạn chế luyện tập với cường độ mạnh, tránh tăng cân nhiều và luôn biết cách hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm.

Đặc biệt, thay vì ngồi làm việc liên tục 3-4 tiếng, thì sau 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ, mỗi người nên đứng dậy vận động tại chỗ 5-10 phút giúp cơ xương khớp linh hoạt.

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh như đau vùng vai gáy, đau ở thắt lưng, đau vùng gót chân, đau ở các khớp... cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám, tránh sử dụng các sản phẩm giảm đau xương khớp một cách tùy tiện.

Thuốc giảm đau chỉ có thể làm dịu bớt cơn đau khớp hiện tại, chủ yếu là ngăn cho triệu chứng tràn dịch khớp gối không làm ảnh hưởng đến sức khỏe chung của người bệnh.

Phần nào giảm bớt khó khăn trong di chuyển khớp gối. Nếu chỉ sử dụng thuốc giảm đau mà không tập trung điều trị chính vấn đề dịch tích tụ tại khớp gối thì bệnh vẫn không thể hết hoàn toàn.

Người bệnh không được khuyến khích tự mua và uống thuốc giảm đau bởi tác dụng phụ của thuốc giảm đau là gây ra các bệnh lý tiêu hóa như viêm loét dạ dày.

Việc tự uống thuốc giảm đau cũng dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc, là tiền đề của nhiều vấn đề sức khỏe khác. Người bệnh có nhu cầu uống thuốc giảm đau cần trao đổi với bác sĩ để được chỉ định liều lượng thích hợp

Khi không may mắc các bệnh xương khớp, người dân không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau. Việc bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết như canxi, vitamin A, B, C, D, E, acid béo omega 3 nên theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

Để giữ gìn hệ cơ xương khớp khỏe mạnh, người dân cần đảm bảo ngủ đủ 7 - 8 giờ một ngày. Ngoài ra, cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng, thực phẩm đa dạng.

Một điều quan trọng nữa cần lưu ý là phải uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Uống từ từ, chia làm nhiều lần. Việc uống nước đầy đủ, đúng cách giúp cho hệ tuần hoàn làm việc tốt, tăng khả năng thải độc cho cơ thể qua đường tiết niệu và giúp bôi trơn sụn khớp.

Riêng với thoái hóa cột sống, để phòng ngừa, theo bác sỹ Vũ Xuân Phước khuyến cáo, mọi người cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D, tăng cường thực phẩm chứa nhiều chất xơ; đồng thời thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao và kiểm soát cân nặng.

Với những người lao động chân tay, không nên cúi lưng nhấc vật nặng hoặc mang vác quá sức trên vai, điều chỉnh tư thế đúng khi sinh hoạt, tránh các tổn thương cột sống.

Với những người làm việc văn phòng đòi hỏi phải ngồi nhiều thì cứ 30-60 phút nên đứng dậy đi lại một lần, thay đổi tư thế, khởi động cơ thể bằng vài động tác vươn vai. Tuyệt đối không ngồi ì bên máy tính trong thời gian dài. Khoảng cách ngồi cách màn hình máy tính 50-66cm, đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10-20 độ.

Bạn đang đọc bài viết Dùng điện thoại, máy tính lâu ngày dễ đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa mưa
Mưa lớn, kéo dài gây ra tình trạng ngập nước, ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của con người, gây các bệnh như cảm cúm, sốt xuất huyết, bệnh da liễu, các bệnh đường tiêu hóa, bệnh đau mắt đỏ.

Tin mới