Thứ năm, 04/07/2024 04:04 (GMT+7)

Đồng Nai: Đào tạo 14000 lao động để phục vụ sân bay quốc tế Long Thành

MTĐT -  Thứ tư, 29/05/2024 10:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đây là con số ấn tượng được công bố tại Lễ ký kết hợp tác đào tạo nhân sự cho Sân bay quốc tế Long Thành, dự kiến hoạt động năm 2026 với ưu tiên lao động địa phương và con em gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án.

Chiều 27/5, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Công ty Cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS), và Trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2 đã ký kết hợp tác chiến lược để chuẩn bị nguồn nhân lực cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Theo thỏa thuận, 14.000 lao động sẽ được đào tạo để phục vụ cho sân bay Long Thành dự kiến hoạt động năm 2026. Ba lĩnh vực được đào tạo gồm: nhân lực ngành hàng không; gia công, sản xuất vật tư và phụ tùng để bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị hàng không; xây dựng khu phức hợp phục vụ đào tạo, bảo dưỡng và làm việc cho cán bộ, chuyên gia tại sân bay.

tm-img-alt
Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Công ty Cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) và Trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2.

Ông Đặng Tuấn Tú, Chủ tịch HĐQT SAGS, nhấn mạnh rằng dự án Sân bay Long Thành là ưu tiên hàng đầu của ngành hàng không Việt Nam. SAGS coi việc thắng thầu cung cấp dịch vụ mặt đất tại sân bay này là mục tiêu chiến lược.

Ông Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng Trường Lilama 2, cho biết trường đã hợp tác với nhiều công ty lớn và quốc tế, đào tạo nhân lực theo chuẩn quốc tế. Trường kỳ vọng sẽ nhanh chóng triển khai công tác tuyển sinh khoá đầu tiên vào tháng 9 tới để phục vụ sân bay Long Thành.

tm-img-alt
Ông Đặng Tuấn Tú - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn (bên trái), ông Nguyễn Cao Cường - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ở giữa), ông Nguyễn Khánh Cường - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2 (bên phải) tại Lễ ký kết hợp tác. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Sơn Hùng, đánh giá cao sự chuẩn bị nguồn nhân lực của ba đơn vị, tin tưởng rằng với hợp tác chiến lược và uy tín đào tạo, tỉnh sẽ có lực lượng nhân sự tay nghề cao phục vụ cho sân bay. Ông Hùng mong rằng ACV và SAGS sẽ cung cấp số lượng lao động cần thiết để tỉnh có kế hoạch và chính sách hỗ trợ đào tạo cho con em địa phương.

Sân bay quốc tế Long Thành có công suất thiết kế sau ba giai đoạn là 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Giai đoạn 1 sẽ phục vụ 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa, cần khoảng 14.000 lao động với trình độ từ phổ thông đến đại học.

Lễ ký kết khẳng định sự quyết tâm của ngành hàng không Việt Nam và ACV trong việc thực hiện mục tiêu chính trị theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo kế hoạch xây dựng và khai thác sân bay Long Thành đúng tiến độ vào năm 2026.

Trần Minh

Bạn đang đọc bài viết Đồng Nai: Đào tạo 14000 lao động để phục vụ sân bay quốc tế Long Thành. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Sông Đế*
Dù không đế không vua///Vẫn có em: Hoàng hậu///Anh ngồi nhớ ngày xưa///Với muôn vàn yêu dấu.

Thương hiệu đồng hành