Thứ sáu, 29/03/2024 00:33 (GMT+7)

Xử lý sai phạm tại dự án Sài Gòn Safari: Chưa thỏa mãn lòng dân?

MTĐT -  Thứ sáu, 29/11/2019 09:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thực hiện kết luận Thanh tra Chính phủ, TP.HCM kiểm điểm trách nhiệm 8 đơn vị liên quan thiếu sót, sai phạm về dư án Thảo cầm viên mới - Sài Gòn Safari. Dù vậy, người dân vẫn chưa thực sự thỏa mãn.

Theo báo TTO đưa tin, chiều 28/11, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu và Võ Văn Hoan chủ trì buổi tiếp công dân khiếu nại tại dự án Safari (Củ Chi). Dự buổi tiếp công dân có đại diện Thanh tra Chính phủ, Ban Tiếp công dân trung ương, các sở ngành và hàng trăm hộ dân thuộc dự án.

Đã kiểm điểm 8 đơn vị liên quan

Thực hiện kết luận thanh tra và chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, UBND TP.HCM đã thành lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra, rà soát và đề xuất cụ thể các nội dung liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế địa phương và công bằng cho các hộ dân có đất bị thu hồi.

Đồng thời kiểm tra, giải quyết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, hoàn thành giải phóng mặt bằng đối với diện tích còn lại nằm trong quy hoạch của dự án theo đúng quy định.

Phó chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu trao đổi tại buổi tiếp dân - Ảnh: NGỌC KHẢI

Theo thông báo kết quả tổ công tác thực hiện 5 nội dung theo yêu cầu của kết luận Thanh tra Chính phủ, TP.HCM đã tổ chức kiểm điểm nghiêm túc 8/8 đơn vị gồm các sở Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Giao thông Vận tải, Xây dựng, UBND huyện Củ Chi và Công ty TNHH MTV Thảo cầm viên Sài Gòn, Ban chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ và tái định cư TP và Sở Tài nguyên - Môi trường.

Hiện Sở Nội vụ đã tổng hợp và dự thảo báo cáo kết quả kiểm điểm của 8 đơn vị trên. Sở Quy hoạch kiến trúc đang tổng hợp góp ý của các sở ngành liên quan về quy hoạch 1/2000 của dự án để trình Thành phố. Sở Kế hoạch - Đầu tư đang tham mưu đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư cho dự án.

Chưa thỏa mãn lòng dân

Tại buổi làm việc, nhiều người dân vẫn chưa thỏa mãn. Họ không còn thắc mắc về tiền bồi thường, mà đau đáu rằng thủ tục pháp lý thực hiện dự án đã đúng quy định, quy trình chưa? Và tại sao lại phụ lòng dân bởi phần lớn họ đã theo tinh thần cha anh xưa tiếp tục ủng hộ công cuộc chung của thành phố nói riêng, đất nước nói chung.

Năm hộ dân gồm ông Đoàn Văn Xuân, Trần Văn Trai, Mai Tấn Luật, Võ Hoàng Phúc và bà Nguyễn Thị Sơn Thủy đại diện cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Safari đã đặt ra nhiều vấn đề. Điều các hộ dân quan tâm nhất chính là pháp lý dự án và chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Người dân cho rằng dự án triển khai nhưng không đủ cơ sở pháp lý, không có quyết định thu hồi đất, không thông báo cho dân, dự án triển khai năm 2004 nhưng áp giá bồi thường năm 1995 là không hợp lý… Ngoài ra, dự án thực hiện đã lâu nhưng chưa có khu tái định cư hoặc tạm cư cho người dân ổn định cuộc sống. Cạnh đó là trách nhiệm của Nhà nước ra sao khi để quy hoạch treo kéo dài hàng chục năm không triển khai thực hiện, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Cùng với đó là việc chi sai hơn 104 tỉ đồng tiền bồi thường…

Ông Võ Hoàng Phước - đại diện các hộ dân có đất bị thu hồi tại xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng - nêu bức xúc - Ảnh: Quốc Ngọc

Nhiều người được trình bày cũng đã nói lên sự hụt hẫng chung của họ: Tại sao ban đầu người dân “thành đồng, đất thép” đã sẵn lòng giao đất để cùng thành phố thực hiện những mong muốn phát triển cho công cuộc chung, nhưng rốt cuộc lại bị chính quyền các cấp cố tình làm trái các quy định của pháp luật, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lấy đi quyền lợi của dân?

Theo báo Pháp Luật TP.HCM, thông tin về dự án và quá trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, ông Nguyễn Hữu Hoài Phú - Chủ tịch UBND H.Củ Chi - cho hay, vấn đề này đã được Thanh tra Chính phủ kết luận số tiền đền bù tăng hơn 104 tỷ đồng do áp giá đền bù chưa phù hợp với các quy định pháp luật về đất đai nhưng đã được chi trả đầy đủ cho người dân. Hiện nay chỉ có 15 hộ chưa nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tính đến thời điểm này, tiền lãi của các hộ nằm trong ngân hàng là gần 25 tỉ đồng.

Ông Phú chó biết thêm, lúc triển khai dự án đã không có việc đầu tư xây dựng khu tái định cư để bố trí cho người dân vào ở. Hiện có 220 hộ có nhu cầu tái định cư đã nhận tiền tạm cư hơn 75 tỉ đồng, trung bình mỗi hộ nhận 340 triệu đồng.

Chủ tịch huyện Củ Chi cho biết huyện đã đầu tư xây dựng hạ tầng của khu tái định cư với diện tích hơn 9,5 ha và sẽ bố trí người dân vào ở dịp cuối năm 2019. Đồng thời sẽ tập trung triển khai xây dựng tiếp phần diện tích còn lại của khu tái định cư giai đoạn một (18 ha) trong thời gian tới.

Theo báo Phụ Nữ, nêu quan điểm về vấn đề này, ông Võ Văn Hoan - Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, phải đặt vấn đề pháp lý liên quan đến DA Safari trong từng thời điểm, hoàn cảnh và quá trình hoàn thiện của pháp luật.

DA đã có chủ trương từ năm 1996. Mục tiêu của DA là xây dựng công viên du lịch sinh thái tầm cỡ quốc gia và khu vực Đông Nam Á. Safari ở Củ Chi sẽ là nơi trưng bày, lưu giữ, nghiên cứu, bảo tồn, nhân giống các loại động vật quý hiếm của Việt Nam và thế giới.

“Luật pháp của chúng ta thường xuyên thay đổi, gần đây mới hoàn thiện và mới có các khái niệm như quy hoạch, kế hoạch, rồi mới triển khai thực hiện DA”, ông Hoan nói.

Dự án gần 14 năm nằm trên giấy

Như đã thông tin trước đó, mặc dù kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất của TP HCM chưa được Thủ tướng phê duyệt nhưng UBND TP vẫn ra quyết định thu hồi đất giao dự án cho Thảo cầm viên mới - Sài Gòn Safari. Trước những vấn đề nêu trên, Thanh tra Chính phủ đã chính thức vào cuộc và phát hiện ra nhiều sai phạm. Đáng chú ý, dự án này trong suốt gần 14 qua năm nhưng vẫn nằm trên giấy nhưng lại gây thất thoát hơn 100 tỷ đồng gây bức xúc trong dư luận trong suốt thời gian qua.

Dự án gần 14 năm nằm trên giấy

Dự án Sài Gòn Safari được đánh giá là công viên khu du lịch sinh thái lớn nhất Việt Nam, tầm cỡ khu vực Đông Nam Á với chức năng bảo tồn, trưng bày, nhân giống các loài thú quý hiếm trên thế giới.

Trong kết luận thanh tra công bố ngày 21/6, Thanh tra Chính phủ (TTCP), xác định: Nguyên nhân dẫn đến các sai phạm tại dự án Safari là “do các cơ quan chức năng thành phố chưa cố gắng tìm giải pháp phù hợp để xin chỉ đạo của Thủ tướng. Bên cạnh đó, thiết kế quy hoạch xây dựng chi tiết (1/2.000, 1/500) là tài liệu quan trọng để quyết định đầu tư dự án nhưng không được các đơn vị quan tâm phê duyệt. Trách nhiệm này thuộc UBND Thành phố, các sở Kế hoạch - Đầu tư, Xây dựng, Giao thông Vận tải và Quy hoạch Kiến trúc”.

Cũng theo kết luận thanh tra, UBND TP HCM chưa thực hiện đúng trình tự pháp lý, giao Công ty Thảo cầm viên Sài Gòn Safari không đủ năng lực làm chủ đầu tư. Đây là nguyên nhân mà suốt 13 năm qua dự án vẫn chưa triển khai. Trách nhiệm thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư giai đoạn 2001-2006.

Về kế hoạch sử dụng đất, TTCP cho rằng, năm 2004 UBND TP HCM ban hành quyết định thu hồi và tạm giao hơn 485 ha đất cho Công ty Thảo cầm viên Sài Gòn để bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án là chưa đầy đủ thủ tục pháp lý. Việc Công ty Thảo Cầm viên Sài Gòn, không xây dựng kế hoạch đấu thầu tư vấn lập quy hoạch chi tiết 1/2000 để trình Sở GTVT phê duyệt là vi phạm quy định của Chính phủ. Trách nhiệm này thuộc về Giám đốc Công ty Thảo Cầm viên Sài Gòn, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải khi đó liên đới chịu trách nhiệm vì đã không đôn đốc thực hiện.

Bên cạnh đó, suốt 13 năm kể từ ngày UBND TP HCM có văn bản chấp thuận chủ trương tuyển chọn đơn vị tư vấn để lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000, đồ án quy hoạch mới hoàn thành và đuợc phê duyệt là thời gian quá dài.

Trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, TTCP cho rằng, dự án không có phương án đền bù theo quy định, áp giá đền bù chưa phù hợp làm phát sinh chi phí hơn 104 tỷ đồng. "Số tiền này đã được chi trả đầy đủ cho người dân. Dù chưa phát hiện có dấu hiệu vụ lợi, song phải kiểm điểm một cách nghiêm túc" - kết luận thanh tra nêu.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Xử lý sai phạm tại dự án Sài Gòn Safari: Chưa thỏa mãn lòng dân?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.