Thứ năm, 19/09/2024 23:39 (GMT+7)

Đô thị Bắc Giang mở rộng: Xứng tầm trung tâm KT-XH của vùng

MTĐT -  Thứ ba, 03/09/2024 10:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc nhập huyện Yên Dũng vào TP Bắc Giang là phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hóa và xu thế phát triển.

Qua đó góp phần kiến tạo không gian, động lực tăng trưởng mới để TP Bắc Giang phát triển, xứng đáng với vai trò trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của tỉnh.

Kiến tạo không gian phát triển mới

TP Bắc Giang là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân thành phố đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, đời sống xã hội, quốc phòng, an ninh. Từ đó tạo nền tảng vững chắc để TP Bắc Giang phát triển nhanh và toàn diện, nhất là diện mạo đô thị. Minh chứng là năm 2014, TP Bắc Giang được công nhận là đô thị loại II. Ngày 11/11/2021, TP Bắc Giang đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển thì chất lượng các dịch vụ của thành phố còn thấp; công nghiệp phát triển chưa mạnh; quỹ đất dự trữ để mở rộng và phát triển đô thị hạn chế, chưa bảo đảm tiêu chí để trở thành đô thị loại I theo kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc.

Đô thị Bắc Giang mở rộng: Xứng tầm trung tâm KT-XH của vùng
Hạ tầng TP Bắc Giang được đầu tư khang trang, hiện đại.

Thực tế những năm gần đây, xu thế phát triển của các đô thị ở Việt Nam cũng như thế giới là sáp nhập, mở rộng không gian để tập trung nguồn lực, khai thác những lợi thế phát triển. Bởi vậy việc sáp nhập huyện Yên Dũng vào TP Bắc Giang và thành lập các phường thuộc TP Bắc Giang là phù hợp chủ trương, chỉ đạo của T.Ư và tỉnh.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận đô thị Bắc Giang trực thuộc tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại II gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP Bắc Giang hiện hữu và huyện Yên Dũng hiện hữu, phạm vi 258,30 km2, gồm 34 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó khu vực nội thị dự kiến bao gồm toàn bộ 16 đơn vị hành chính cấp xã của TP Bắc Giang và 8 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Yên Dũng. Ngày 31/7, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định công nhận 13 khu vực dự kiến thành lập phường thuộc đô thị Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển hạ tầng đô thị.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận đô thị Bắc Giang trực thuộc tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại II gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP Bắc Giang hiện hữu và huyện Yên Dũng hiện hữu, phạm vi 258,30 km2. Dự báo, dân số đô thị Bắc Giang đến năm 2030 khoảng 472 nghìn người, trong đó dân số nội thị khoảng 370 nghìn người, chiếm 78,3% tổng dân số.

Đồ án quy hoạch chung đô thị Bắc Giang đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định mục tiêu xây dựng đô thị Bắc Giang (gồm TP Bắc Giang và huyện Yên Dũng) trở thành đô thị trung tâm, cửa ngõ quan trọng phía Đông Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội; là trung tâm phát triển của vùng trọng điểm kinh tế Tây Nam của tỉnh với động lực phát triển chính là công nghiệp, dịch vụ, đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch - nghỉ dưỡng. Mô hình cấu trúc đô thị được phân bố thành 3 trung tâm bao gồm: Khu vực lõi TP Bắc Giang hiện hữu; khu vực thị trấn Tân An; thị trấn Nham Biền. Không gian đô thị phát triển theo mô hình đa trung tâm kết nối thông qua 3 tuyến đường vành đai. Các trung tâm đô thị phát triển dựa trên cấu trúc khung tự nhiên với "trái tim" là núi Nham Biền và dòng sông Thương.

Căn cứ quy hoạch chung, đô thị Bắc Giang được chia làm 9 phân khu đô thị. Mỗi khu đô thị đều có định hướng phát triển và tiêu chí riêng; được liên kết với nhau bằng hệ thống giao thông công cộng. Đơn cử như khu đô thị đầu mối - thương mại dịch vụ có diện tích hơn 1,9 nghìn ha của 4 xã: Đồng Sơn, Song Khê (TP Bắc Giang); Nội Hoàng, Tiền Phong (Yên Dũng). Định hướng phát triển là đô thị dịch vụ đa chức năng bao gồm đô thị dịch vụ công nghiệp; phát triển đa dạng các loại hình nhà ở với các dịch vụ hạ tầng xã hội đồng bộ; trở thành trung tâm Logistics phía Tây Nam TP Bắc Giang gắn với cảng sông Đồng Sơn và cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, tiếp vận, trung chuyển hàng hóa kết nối với Trung Quốc thông quan cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn).

Xây dựng đô thị xanh, thông minh, thành phố đáng sống

Đồng chí Vũ Trí Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Bắc Giang cho biết: Việc sáp nhập toàn bộ huyện Yên Dũng vào TP Bắc Giang góp phần tăng quy mô diện tích, dân số để đáp ứng tiêu chí đô thị loại I theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị. Cùng đó góp phần mở rộng không gian đô thị, tạo dư địa để TP Bắc Giang phát triển hài hòa, bền vững, xứng tầm là trung tâm vùng, trung tâm kinh tế của khu vực phía Bắc và là đô thị phát triển dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực như: Công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại dịch vụ, du lịch. Qua đó góp phần tạo tiền đề quan trọng xây dựng TP Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện và bền vững theo hướng đô thị xanh, thông minh; lấy người dân làm trung tâm để xây dựng một thành phố đáng sống. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, thành phố cơ bản đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại I.

Đô thị Bắc Giang mở rộng: Xứng tầm trung tâm KT-XH của vùng
Một góc TP Bắc Giang hiện nay.

Thời gian qua, TP Bắc Giang đã tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, bảo đảm kết nối giữa các khu đô thị, khu dân cư, tạo động lực phát triển KT-XH. Đối với TP Bắc Giang hiện hữu, tỷ lệ quy hoạch phân khu đạt 100%; tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết trên 85% diện tích; đất cây xanh đô thị đạt 18 m2/người. Từ 2021 đến nay, thành phố đã đầu tư xây dựng 43 km đường giao thông; 6 cây cầu để tăng cường khả năng kết nối, mở rộng không gian đô thị. Một số công trình tạo điểm nhấn nổi bật như: Cầu vượt đường Minh Khai, cầu vượt đường Trần Quang Khải, cầu Á Lữ, cầu vượt đường Vành đai Đông Bắc, cầu vượt Logistics qua đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, hạ tầng kỹ thuật một số khu dân cư thuộc khu đô thị phía Nam…

Sau sáp nhập, đô thị Bắc Giang có vị trí thuận lợi, nằm trên nhiều tuyến giao thông đối ngoại đa dạng nên dễ dàng kết nối với các trung tâm đô thị, công nghiệp, thương mại dịch vụ lớn trong vùng. Để phát huy hiệu quả nguồn lực, TP Bắc Giang tiếp tục tập trung làm tốt công tác quy hoạch (cụ thể hóa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết đã được duyệt). Trong đó xác định rõ từng khu vực cho từng lĩnh vực, ngành nghề để bảo đảm phát triển lâu dài và bền vững. Đồng bộ, số hóa công tác quy hoạch về đất đai, môi trường, hạ tầng công nghệ thông tin. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và thu hút đầu tư, trong đó tập trung đầu tư phát triển hạ tầng về giao thông, đô thị và các hạ tầng xã hội khác để thúc đẩy phát triển KT-XH.

Trước mắt, từ nay đến năm 2025, TP Bắc Giang tiếp tục phát triển các khu chức năng thiết yếu và các khu có tính chất động lực như: Khu trung tâm đô thị, các khu đô thị mới, khu hạ tầng dịch vụ gắn với đô thị trung tâm, phát triển các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị đồng bộ. Thu hút đầu tư xây dựng chợ đầu mối quốc tế, khu dịch vụ tổng hợp, logistics, cảng thủy nội địa…

Bạn đang đọc bài viết Đô thị Bắc Giang mở rộng: Xứng tầm trung tâm KT-XH của vùng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo Bắc Giang

Cùng chuyên mục

Tin mới