Thứ ba, 09/07/2024 04:40 (GMT+7)

Các nước EU thông qua luật hạn chế khí thải methane

MTĐT -  Thứ ba, 28/05/2024 09:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 27/5, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua luật quy định giới hạn phát thải khí methane đối với nhập khẩu dầu và khí đốt vào châu Âu từ năm 2030.

Luật hạn chế khí methane gia tăng áp lực buộc các nhà cung cấp quốc tế phải kiểm soát rò rỉ loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính này.

Khí methane là thành phần chính của khí tự nhiên mà các nước đốt trong các nhà máy điện và để sưởi ấm. Đây cũng là nguyên nhân cao thứ hai gây ra biến đổi khí hậu sau khí carbon dioxide (CO₂) và gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu khi nó thoát vào khí quyển từ các đường ống dẫn dầu, khí đốt và cơ sở hạ tầng bị rò rỉ.

Các Bộ trưởng EU đã đưa ra sự chấp thuận cuối cùng của chính phủ nước họ đối với chính sách này tại một cuộc họp ở Brussels (Bỉ), theo đó giờ đây luật hạn chế khí methane có thể có hiệu lực, chỉ có Hungary bỏ phiếu chống.

Từ năm 2030, các nước EU sẽ áp đặt các giới hạn về "giá trị mật độ khí methane" đối với nhiên liệu hóa thạch tại EU. Ủy ban châu Âu sẽ xác định giới hạn khí methane chính xác vào thời điểm đó. Các nhà nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt vi phạm giới hạn có thể phải đối mặt với hình phạt tài chính.

Luật cũng yêu cầu các nhà sản xuất tại các nước EU phải kiểm tra định kỳ các hoạt động sản xuất để đề phòng rò rỉ khí methane.

Alessia Virone - Giám đốc các vấn đề Chính phủ châu Âu của Lực lượng đặc nhiệm không khí sạch - cho biết: "Tiêu chuẩn nhập khẩu này có khả năng làm giảm lượng phát thải khí methane toàn cầu từ dầu và khí đốt xuống 1/3".

Quy định này có thể sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia cung cấp khí đốt lớn như Mỹ, Algeria và Nga. Moscow đã cắt giảm lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu kể từ khi triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào năm 2022. Và từ đó, Na Uy - quốc gia có nguồn phát thải khí methane thấp nhất thế giới - đã thay thế Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt qua đường ống lớn nhất châu Âu.

Nhập khẩu chiếm hơn 80% lượng dầu và khí đốt tiêu thụ ở EU, do đó các nhà lập pháp nhất trí đặt ra các yêu cầu đối với dầu, khí đốt và than nhập khẩu. Kể từ ngày 1/1/ 2027, các nhà nhập khẩu sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về giám sát, báo cáo và xác minh ở cấp độ sản xuất.

Mỹ cùng với EU - đã kêu gọi các nước cắt giảm 30% lượng khí thải methane vào năm 2030 để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu - đã hoan nghênh luật hạn chế khí methane của EU.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: IT)

Các quy định cũng yêu cầu những nhà sản xuất tại các nước EU phải kiểm tra định kỳ các hoạt động sản xuất để đề phòng rò rỉ khí methane, với khung thời gian từ 4 tháng/lần đối với kho khí đốt tự nhiên hóa lỏng, đến 3 năm/lần đối với cơ sở hạ tầng năng lượng dưới đáy biển. 

Khí methane là thành phần chính của khí tự nhiên và cũng là nguyên nhân lớn thứ hai gây ra tình trạng biến đổi khí hậu, sau CO2. Trong ngắn hạn, loại khí thải này có tác động làm khí hậu ấm lên hơn nhiều so với CO2. Các nhà khoa học nhấn mạnh việc nhanh chóng cắt giảm lượng khí thải methane trong thập niên này là rất quan trọng nếu thế giới muốn tránh biến đổi khí hậu nghiêm trọng.

Hải Đăng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Các nước EU thông qua luật hạn chế khí thải methane. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Trị: Phát động chương trình “Hãy làm sạch biển”
Sáng nay 8/7, tại bãi biển Cửa Việt, huyện Gio Linh, Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức chương trình “Tuổi trẻ với biển, đảo quê hương” và phát động chương trình “Hãy làm sạch biển” năm 2024.
"Giỏ lễ xanh" tại Côn Đảo được du khách ủng hộ
"Giỏ lễ xanh" chỉ sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, nói không với đồ nhựa dùng 1 lần đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân và du khách khi đến lễ tại các khu di tích trên địa bàn huyện Côn Đảo.

Tin mới

Bất ngờ 9 loại rau củ tốt hơn cho sức khỏe khi nấu chín
Chế độ ăn thực phẩm thô là một xu hướng khá phổ biến thời gần đây , trong đó có chế độ ăn thuần chay. Bởi lẽ, nhiều người tin rằng, rau chế biến càng kỹ càng dễ mất chất bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng bổ dưỡng khi ăn sống.

Thương hiệu đồng hành