Thứ năm, 19/09/2024 11:20 (GMT+7)

Các địa danh ở Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia được UNESCO công nhận là Di sản thế giới

MTĐT -  Thứ hai, 29/07/2024 11:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 26/7 thông báo công nhận một số địa danh ở Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia là Di sản thế giới.

Trong một tuyên bố đưa ra ngày 28/7 tại phiên họp lần thứ 46 của Ủy ban Di sản thế giới được tổ chức từ ngày 21-31/7 tại New Delhi, Ấn Độ, Ủy ban đã công nhận thêm 1 di sản của Malaysia, Ấn Độ và Trung Quốc. Danh hiệu này do 21 đại diện đến từ các quốc gia thành viên của Ủy ban Di sản thế giới bầu chọn.

Hiện Ấn Độ đang là nước chủ tịch ủy ban này. Tuyên bố có đoạn nêu rõ quy trình đề cử cho Di tích khảo cổ hang động Niah bắt đầu từ năm 2019. Tài liệu kèm theo danh sách dự kiến đề cử đã được trình lên UNESCO 2 lần, vào các ngày 22/1/2021 và 31/1/2023. Các tài liệu này đã được chuyển giao cho Ban thư ký UNESCO tại Paris, Pháp.

tm-img-alt
Cửa phía Tây của hang động Niah. Ảnh: whc.unesco.org

Như vậy, Malaysia hiện có 5 Di sản thế giới được UNESCO công nhận. Các Di sản thế giới tại Malaysia đã được công nhận trước đây gồm Công viên quốc gia Gunung Mulu và Công viên Kinabalu (được công nhận năm 2000), Các thành phố lịch sử của Eo biển Melaka, Melaka và George Town (năm 2008) và Di sản khảo cổ Thung lũng Lenggong (năm 2012).

Malaysia đang đề nghị UNESCO công nhận thêm một số khu vực nữa của nước này như Công viên rừng FRIM ở Selangor, Công viên Belum và Trung tâm kiểm soát bệnh phong quốc gia.

Khu gò và lăng mộ Charaideo Moidams nằm ở bang Assam, Ấn Độ là nơi an nghỉ của vua và hoàng hậu triều đại Ahom. Các lăng mộ dạng gò được xây dựng bằng đất, đá và gạch với cấu trúc trũng lòng phía dưới, phía trên đắp mái che bằng đất. Địa điểm được đề cử gồm 90 gò mộ kích thước khác nhau, được xây dưng trong khoảng 600 năm, mang nhiều đặc điểm văn hóa về nghi thức cổ xưa.

tm-img-alt
Khu gò và lăng mộ Charaideo Moidams được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới. Ảnh: AP

Hội đồng di tích và di chỉ quốc tế (ICOMOS), ủy ban cố vấn của Ủy ban di sản thế giới, đánh giá khu gò mộ là ví dụ đặc biệt của một nghĩa trang điển hình thời Ahom. Đây là thị tộc di cư từ Trung Quốc tới Ấn Độ và từng sinh sống ở vùng thung lũng sông Brahmaputra trong khoảng từ thế kỷ 12 đến 18.

Các chuyên gia UNESCO đánh giá kiến trúc và kỹ năng của thợ xây khu gò mộ này có thể so sánh với những lăng tẩm của các triều đại Trung Quốc và các kim tự tháp ở Ai Cập.

Cũng tại phiên họp này, Ủy ban di sản thế giới đã bổ sung 5 khu bảo tồn chim di cư mới của Trung Quốc bổ sung vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO.  Đây là những khu mở rộng chuỗi các địa điểm cùng tên đã được xếp vào danh sách Di sản thế giới từ năm 2019.

Nằm trong khu vực đất ngập nước vùng gian triệu lớn nhất thế giới, khu sinh thái Biển Hoàng Hải cung cấp môi trường sống quan trọng cho các loài chim di cư dọc tuyến đường qua khoảng 25 nước từ Bắc Cực đến Đông Nam Á và Australia. UNESCO cho biết các vùng đất ngập nước có chức năng sinh thái độc nhất, phù hợp làm nơi dừng chân cần thiết cho hàng triệu con chim thủy sinh.

An Đông (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Các địa danh ở Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí năm học 2024-2025
Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên GDTX trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.