Thứ tư, 18/09/2024 04:13 (GMT+7)

Bộ Y tế: Hướng dẫn đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường trong mùa mưa lũ

MTĐT -  Thứ năm, 12/09/2024 11:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhận diện tình hình bão số 3 (YAGI) diễn biến phức tạp và nguy hiểm, ngay từ ngày 6/9, Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố về việc tập trung ứng phó bão lũ số 3 và mưa lũ.

Để đảm bảo công tác đảm bảo nước sạch, xử lý vệ sinh môi trường và quản lý chất thải y tế ứng phó với bão lũ số 3, Cục Quản lý Môi trường y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai Công văn số 264/MT-SKMT ngày 12/6/2024 của Cục Quản lý Môi trường Y tế về việc đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế trong mùa mưa lũ.

Bộ Y tế: Hướng dẫn đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường trong mùa mưa lũ
Ảnh minh hoạ. Tham khảo

Đảm bảo vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ

Theo hướng dẫn của Cục Quản lý Môi trường Y tại công văn số 264/MT-SKMT ngày 12/6/2024 về việc đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế trong mùa mưa lũ, ngành Y tế các tỉnh, thành cần xây dựng kế hoạch vệ sinh môi trường, đảm bảo nước sạch và quản lý chất thải y tế trước mùa bão, cụ thể như sau:

Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ y tế và người dân thực hiện các biện pháp chuẩn bị, sẵn sàng với ứng phó với tình trạng mưa lớn, bão, lũ, chuẩn bị các vật dụng chứa nước sạch, phương tiện, dụng cụ xử lý môi trường, xử lý nước; thu gom, quản lý chất thải y tế, đảm bảo vệ sinh cá nhân... theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bố trí nhân lực, đảm bảo dự trữ và cung cấp đủ thuốc, hóa chất, trang thiết bị xử lý nước, xử lý môi trường. Xây dựng các phương án chuẩn bị xử lý nước, vệ sinh môi trường; phương án bảo đảm an toàn các công trình, thiết bị xử lý chất thải y tế và thực hiện quản lý chất thải y tế theo quy định hiện hành.

Sở Y tế các địa phương cần tổ chức các đoàn công tác của ngành Y tế thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình ngập lụt, tình hình vệ sinh môi trường và quản lý chất thải trong các cơ sở y tế trên địa bàn, tăng cường giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của người dân.

Chủ động cấp hóa chất xử lý nước, môi trường; triển khai thau rửa và khử trùng bể chứa, dụng cụ chứa nước ăn uống, sinh hoạt bằng chế phẩm khử khuẩn đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại các vùng bị ngập lụt.

Thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn y tế đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe; tăng cường các biện pháp khử khuẩn, xử lý nước thải y tế đảm bảo yêu cầu trước khi xả thải ra môi trường.

Tổ chức hướng dẫn các đơn vị y tế và người dân triển khai ngay các hoạt động vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại các khu vực bị ngập lụt.

Ngành Y tế các địa phương cần hướng dẫn các đơn vị y tế cơ sở và người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; thu gom, xử lý chất thải y tế, xử lý xác súc vật chết; xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các khu vực bị ngập sau khi nước rút.

Tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh chất lượng nước cấp cho ăn uống sinh hoạt từ các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung đảm bảo nồng độ clo dư theo quy định; tăng cường kiểm tra vệ sinh chất lượng nước hộ gia đình; kiểm tra giám sát việc thu gom, xử lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định hiện hành.

Bộ Y tế hướng dẫn xử lý nước, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ:

Hướng dẫn xử lý nước

tm-img-alt

Theo Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế), người dân cần làm trong nước và khử trùng nước trước khi sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

- Để làm trong nước, người dân có thể sử dụng phèn chua, vải cotton lọc lại nhiều lần hoặc thiết bị lọc nước đảm bảo chất lượng. Chẳng hạn, với phèn chua, cứ 20 lít nước bẩn dùng 1 gram phèn chua hòa tan, chờ cặn lắng, lấy nước trong.

- Để khử trùng nước, người dân có thể sử dụng hóa chất cloramin B 25% theo liều lượng hoặc đun sôi nước ít nhất 1 phút kể từ lúc nước sôi.

Nước đã xử lý có thể dùng cho mục đích nấu ăn, sinh hoạt. Tuy nhiên, nước dùng để uống trực tiếp, cần được đun sôi trước khi uống.

Hướng dẫn vệ sinh cá nhân:

Hướng dẫn vệ sinh cá nhân

Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch: trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ vật bẩn, nước bẩn.

Ăn chín uống sôi

Sử dụng nước sạch chế biến thực phẩm

Không ăn thức ăn ôi thiu, thực phẩm quá hạn sử dụng, thịt gia súc/gia cầm mắc bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân. Không ăn rau sống lấy từ vùng ngập lụt.

Không bơi lội, tắm hay chơi đùa trong nước ngập lụt

Sử dụng khăn mặt, quần áo riêng. Giặt và phơi khăn mặt, quần áo ra nắng. Không mặc quần áo ẩm ướt.

Ngủ màn.

Hướng dẫn vệ sinh môi trường

tm-img-alt

Về vệ sinh môi trường sau bão lụt, phương châm là "Nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đó”. 7 điều cần làm sau bão lụt như sau:

Làm sạch bùn, phù sa ra khỏi nhà. Làm sạch tường, đồ đạc, sân, đường đi,…

Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, phơi khô quần áo, đồ dùng vật dụng

Khơi thông cống rãnh, lấp các vũng nước đọng, phát quang các bụi rậm quanh nhà

Làm vệ sinh, tu sửa bồn cầu nếu hư hỏng

Thu gom rác thải, chất thải, xác gia súc/gia cầm chết để xử lý, chôn lấp và tẩy uế theo quy định, tránh gây ô nhiễm nguồn nước.

Thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy, loăng quăng và muỗi. Phun hóa chất diệt côn trùng, khử trùng môi trường ở những nơi nguy cơ cao.

Ngọc Hà (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Bộ Y tế: Hướng dẫn đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường trong mùa mưa lũ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới