Thứ năm, 19/09/2024 09:21 (GMT+7)

Bộ nhận diện phục vụ cho công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Tùng Lâm -  Thứ bảy, 24/08/2024 08:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trang thông tin chính thức của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đăng tải bộ nhận diện chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phục vụ cho công tác phân loại CTRSH.

Bộ TN&MT đề nghị các cơ quan trung ương, địa phương cùng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp trong công tác truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền về phân loại chất thải rắn sinh hoạt.

Ngày 12/8/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn số 5392/BTNMT-KSONMT đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp trong công tác truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về BVMT trong công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt; đồng thời cung cấp bộ thông tin, tài liệu phục vụ công tác truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền về phân loại chất thải rắn sinh hoạt.

Bộ nhận diện phục vụ cho công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Thực hiện quy định tại Khoản 5, Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&NT) đã ban hành Công văn số 9368/BTNMT-CTRSH ngày 03/11/2023 về việc hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Theo đó, Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại CTRSH đưa ra nhận diện tối đa chủng loại CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường, gồm: Một là, Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Hai là Chất thải thực phẩm; Ba là CTRSH khác để các địa phương triển khai thực hiện phân loại CTRSH chậm nhất là ngày 31/12/2024.

Bộ nhận diện phục vụ cho công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Bộ nhận diện phục vụ cho công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Theo Công văn số 5392/BTNMT-KSONMT ngày 12/8/2024, Bộ TN&MT đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí thực hiện truyền thông, phổ biến, tuyên truyền về phân loại CTRSH theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhằm hỗ trợ công tác phân loại CTRSH được triển khai rộng rãi trên cả nước, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, Bộ TN&MT đã phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng thông tin, tài liệu phục vụ công tác truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về phân loại CTRSH. Theo đó, Bộ TN&MT đã gửi đến các cơ quan, tổ chức bộ thông tin, tài liệu tuyên truyền phục vụ công tác truyền thông, tuyên truyền về phân loại CTRSH gồm:

1. Bộ nhận diện CTRSH phục vụ cho công tác phân loại CTRSH.

2. Phim hoạt hình hướng dẫn kỹ thuật phân loại CTRSH.

3. Phóng sự về công tác phân loại CTRSH tại một số địa phương.

Một số hình ảnh về Bộ nhận diện CTRSH phục vụ cho công tác phân loại CTRSH như sau:

Bộ nhận diện phục vụ cho công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Bộ nhận diện phục vụ cho công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Bộ nhận diện phục vụ cho công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Bộ nhận diện phục vụ cho công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Bộ nhận diện phục vụ cho công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Bộ nhận diện phục vụ cho công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Bộ nhận diện phục vụ cho công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Bộ nhận diện phục vụ cho công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Bạn đang đọc bài viết Bộ nhận diện phục vụ cho công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.