Thứ bảy, 06/07/2024 10:17 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu: Các nước nghèo phát thải ít nhưng gành chịu tổn thất nặng nề

Tú Anh -  Thứ hai, 20/05/2024 15:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một nghiên cứu mới đây đã làm sáng tỏ những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia nghèo ở vùng nhiệt đới.

Những nước này, mặc dù có lượng phát thải khí nhà kính thấp nhất, lại phải đối mặt với gánh nặng kinh tế lớn nhất do biến đổi khí hậu.

Anders Levermann, nhà khoa học khí hậu tại Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam cho biết mức tổn thất hàng năm do các thiệt hại liên quan đến khí hậu có thể lên đến 38 tỷ USD, cao gấp sáu lần so với chi phí cần thiết để giảm thiểu khí thải nhằm đạt các mục tiêu trong Thỏa thuận Paris. Nghiên cứu cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa sự thay đổi nhiệt độ trung bình hàng năm và tăng trưởng kinh tế. Biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến nhiệt độ mà còn gây ra hạn hán, bão lớn và lũ lụt thường xuyên hơn, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và kinh tế.

tm-img-alt
Các nước nghèo sẽ chịu tổn thất kinh tế nhiều hơn 61% so với các nước giàu, và các quốc gia có lượng phát thải thấp trong lịch sử sẽ mất thu nhập nhiều hơn 40% so với những quốc gia phát thải cao. Ảnh minh hoạ. ITN

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ các mô phỏng khí hậu và dữ liệu lịch sử để dự đoán rằng thu nhập trên toàn thế giới có thể giảm từ 11% đến 29% vào năm 2049, với mức giảm trung bình ước tính khoảng 19%. Con số này cao hơn nhiều so với ước tính trước đó chỉ xem xét mức tăng nhiệt độ trung bình. Levermann nhấn mạnh rằng dù các mô phỏng khí hậu không thay đổi đáng kể cho đến giữa thế kỷ này, hầu hết các thiệt hại kinh tế dự đoán trong nghiên cứu là không thể tránh khỏi vào năm 2049.

Các nước nghèo sẽ chịu tổn thất kinh tế nhiều hơn 61% so với các nước giàu, và các quốc gia có lượng phát thải thấp trong lịch sử sẽ mất thu nhập nhiều hơn 40% so với những quốc gia phát thải cao. Matteo Coronese, nhà nghiên cứu tại Scuola Superiore Sant'Anna ở Ý nhấn mạnh rằng những người sống ở châu Phi cận Sahara đặc biệt dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu vì nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp và lượng mưa.

Coronese kêu gọi tất cả các quốc gia hành động để thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là hỗ trợ các nước đang phát triển chuyển đổi sang các cơ cấu kinh tế khử carbon. Mặc dù có nhiều yếu tố không chắc chắn trong các ước tính của nghiên cứu, Levermann và Coronese đều đồng ý rằng việc đầu tư để phòng trước rủi ro sẽ rẻ hơn nhiều so với việc trả giá cho những thiệt hại trong tương lai.

Sau năm 2049, việc dự đoán tổn thất do biến đổi khí hậu sẽ trở nên khó khăn hơn. Theo Coronese, dù các nghiên cứu hiện tại cho rằng không có gì thay đổi ngoài khí hậu, nhưng các biện pháp thích ứng có thể làm mọi thứ tốt hơn. Nhiệm vụ giảm thiểu khí thải và thích ứng với biến đổi khí hậu là cấp thiết và rõ ràng.

Levermann kết luận: “Việc đầu tư để phòng trước rủi ro sẽ rẻ hơn nhiều so với việc trả giá cho những thiệt hại”.

Bạn đang đọc bài viết Biến đổi khí hậu: Các nước nghèo phát thải ít nhưng gành chịu tổn thất nặng nề. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khởi động Đề án Giảm thiểu khí carbon
“Đề án Giảm thiểu khí carbon đã khởi động. Đây là nhiệm vụ mới, không phải một ngày, một bữa, mà cần vừa làm, vừa học, giống như xây dựng nông thôn mới vậy”. Đây là chia sẻ của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh.
Cảnh báo: Vệ tinh Starlink có thể gây suy giảm tầng ozone
Việc triển khai hàng chục nghìn vệ tinh Starlink mang lại lợi ích to lớn đối với đời sống con người. Tuy nhiên, việc triển khai mạng lưới vệ tinh khổng lồ đã và đang tác động không nhỏ tới bầu khí quyển Trái đất.

Tin mới

Khởi động Đề án Giảm thiểu khí carbon
“Đề án Giảm thiểu khí carbon đã khởi động. Đây là nhiệm vụ mới, không phải một ngày, một bữa, mà cần vừa làm, vừa học, giống như xây dựng nông thôn mới vậy”. Đây là chia sẻ của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh.

Thương hiệu đồng hành