Thứ năm, 19/09/2024 15:33 (GMT+7)

100 năm kiến tạo: 15 công trình kiến trúc Olympic đáng nhớ nhất

MTĐT -  Thứ hai, 19/08/2024 16:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Suốt gần một thế kỷ, những công trình kiến trúc biểu tượng đã trở thành linh hồn của các kỳ Thế vận hội Olympic và Paralympic.

Chúng không chỉ là nơi diễn ra các cuộc tranh tài mà còn là những tác phẩm nghệ thuật kiến trúc, ghi dấu ấn lịch sử và văn hóa của mỗi quốc gia chủ nhà. Với khả năng thay đổi trong tương lai, chúng ta hãy nhìn lại 15 ví dụ tiêu biểu nhất của các kỳ Thế vận hội.

Do những lo ngại ngày càng tăng về tính bền vững, rất ít địa điểm thi đấu cố định có khả năng được xây dựng cho các kỳ Thế vận hội trong tương lai.

Tại Paris 2024, trọng tâm là sử dụng các công trình hiện có, nên ban tổ chức đã sử dụng duy nhất trung tâm thể thao dưới nước bằng gỗ làm sân vận động mới.

Tuy nhiên, trong lịch sử 128 năm của mình, Thế vận hội đã ủy nhiệm xây dựng vô số công trình kiến trúc ấn tượng.

Một số kiến trúc sư nổi tiếng nhất thế giới, bao gồm những người chiến thắng giải thưởng kiến trúc Pritzker danh giá như Kenzo Tange, Jacques Herzog và Pierre de Meuron, Zaha Hadid và Frei Otto đều đã thiết kế các địa điểm tổ chức Thế vận hội.

Đây không chỉ đơn thuần là xây dựng “sân khấu” cho các cuộc tranh tài thể thao, những công trình này thường góp phần định hình từng kỳ Thế vận hội.

Dưới đây là 15 công trình Olympic có ý nghĩa kiến trúc nhất:

Sân vận động Olympic của Jan Wils, Amsterdam 1928

tm-img-alt
Sân vận động Olympic tại Amsterdam. Nguồn ảnh: Tobi 87

Được thiết kế bởi kiến trúc sư Jan Wils và là địa điểm chính diễn ra Thế vận hội 1928, sân vận động bằng gạch đỏ này là một ví dụ điển hình của phong cách kiến trúc Trường phái Amsterdam - một phần của trường phái biểu hiện (expressionist style) quốc tế. 

Wils đã giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế sân vận động Olympic. Một tòa tháp cao 46 mét nhìn ra sân vận động được đặt một chiếc đài chứa ngọn lửa Olympic đầu tiên.

Sân vận động Olympic của Werner March và Albert Speer, Berlin 1936

tm-img-alt
Sân vận động Olympic tại Berlin. Nguồn ảnh: Matthias Süßen

Được thiết kế bởi hai kiến trúc sư người Đức là Werner March và Alber Speer, sân vận động Olympiastadion tại Berlin được Adolf Hitler ủy nhiệm xây dựng như tâm điểm của Thế vận hội Berlin tai tiếng năm 1936. 

Sân vận động khổng lồ có hình dạng rất dễ để nhận biết, với khán đài bị chia cắt bởi một khoảng trống lớn nơi ban đầu được đặt ngọn đuốc Olympic. Từ đó, sân vận động đã đăng cai các kỳ World Cup năm 1974 và 2006, cũng như trận chung kết gần đây của giải vô địch bóng đá Châu Âu 2024. 

Palazzetto dello Sport của Annibale Vitellozzi và Pier Luigi Nervi, Rome 1960

tm-img-alt
Palazzetto dello Sport tại Rome. Nguồn ảnh: HerRobin

Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ý Annibale Vitellozzi, sân bóng rổ Palazzetto dello Sport được tô điểm bởi một mái vòm với đường kính 60 mét. Mái nhà bê tông cốt thép mỏng, do Pier Luigi Nervi thiết kế, được tạo ra từ 1.620 mảnh cấu trúc đúc sẵn và được đỡ bởi một vòng cung chống đỡ hình chữ Y. 

Nervi cũng đã thiết kế một số công trình khác tại Thế vận hội, bao gồm Sân vận động Flaminio gần đó, công trình đồng thiết kế với con trai ông là Antonio Nervi, và cây cầu đường Corso di Francia Viaduct. Ở phía nam thành phố, Palazzo dello Sport, đồng thiết kế với kiến trúc sư Marcello Piacentini, là địa điểm tổ chức các sự kiện quyền anh.

Sân vận động quốc gia Yoyogi của Kenzo Tange, Tokyo 1964

tm-img-alt
Sân vận động quốc gia Yoyogi tại Tokyo. Nguồn ảnh: Kakidai

Được thiết kế bởi kiến trúc sư đoạt giải Pritzker, Tange, với tư cách là trung tâm thể thao dưới nước phục vụ Thế vận hội Tokyo 1964, nhà thi đấu này được biết đến với phần mái độc đáo, uốn cong mềm mại. 

Mái nhà ứng dụng kỹ thuật thiết kế cao, với hệ thống cáp thép chịu lực treo từ đỉnh của hai tòa tháp bê tông. Các đầu cáp được cố định chắc chắn xuống mặt đất, đảm bảo sự ổn định cho toàn bộ cấu trúc.

Sau Thế vận hội, bể bơi đã được dỡ bỏ và nhà thi đấu được chuyển đổi để sử dụng phục vụ bộ môn khúc côn cầu trên băng, thể dục dụng cụ, bóng rổ và bóng chuyền. Sân vận động này là một trong số nhiều địa điểm của Thế vận hội 1964 được tái sử dụng làm địa điểm cho Thế vận hội 2020.

Nippon Budokan của Mamoru Yamada, Tokyo 1964

tm-img-alt
Sân vận động Nippon Budokan tại Tokyo. Nguồn ảnh: Wiiii

ũng được xây dựng cho Thế vận hội 1964, công trình Nippon Budokan với hình bát giác độc đáo do kiến trúc sư người Nhật Mamoru Yamada thiết kế để tổ chức các sự kiện judo tại Thế vận hội. 

Giống như Sân vận động Quốc gia Yoyogi, địa điểm này đã được tái sử dụng tại Thế vận hội 2020, nơi diễn ra các sự kiện karate.

Palacio de los Deportes của Félix Candela, Mexico 1968

tm-img-alt
Palacio de los Deportes tại Mexico. Nguồn ảnh: Alejandro Linares Garcia

Một công trình Olympic khác với mái nhà độc đáo là Palacio de los Deportes được xây dựng để tổ chức các sự kiện bóng rổ tại Thế vận hội thành phố Mexico.

Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Tây Ban Nha - Mexico, Félix Candela, bậc thầy phát triển những mái vòm bê tông mỏng, đã tạo nên một đấu trường hình tròn độc đáo với mái vòm có hoa văn vuông vắn. 

Làm từ các tấm gỗ dán mạ đồng, phần mái nhà này được đỡ bởi khung nhôm ống đặt trên các vòm thép.

Olympiapark của Behnisch & Partner và Frei Otto, Munich 1972

tm-img-alt
Sân vận động Olympiapark tại Munich. Nguồn ảnh: GraphyArchy

Có lẽ là dự án nổi tiếng nhất của Otto, người đã được trao giải thưởng Pritzker danh giá năm 2015 khi qua đời, Olympiapark ở Munich là tâm điểm của Thế vận hội 1972. 

Công ty kiến trúc của Đức Behnisch & Partner đã bố trí các địa điểm chính - sân vận động, trung tâm thể thao dưới nước và đấu trường thể dục dụng cụ - bên cạnh một hồ nước trên nền một bãi rác cũ. 

Lấy cảm hứng từ những đỉnh núi Alps hùng vĩ, mái che mờ như một chiếc lều khổng lồ căng giữa trời được đỡ bởi 58 cột thép đúc, kết nối các công trình lại với nhau, tạo nên một không gian vừa rộng lớn, vừa gần gũi với thiên nhiên.

Sân vận động Olympic của Roger Taillibert, Montreal 1976

tm-img-alt
Sân vận động The Big O tại Montreal. Nguồn ảnh: Wilfredor

Được mệnh danh là "The Big O" nhờ mái nhà hình chiếc bánh donut độc đáo, sân vận động chính của Thế vận hội Montreal được kiến trúc sư người Pháp Roger Taillibert thiết kế. 

Phần mái nhà độc đáo này được thiết kế để có thể thu gọn khi cần nhờ sử dụng các sợi cáp gắn vào một tòa tháp nghiêng cao 165 mét. Bên cạnh tòa tháp là sân vận động và trung tâm thể thao dưới nước của Thế vận hội. 

Do chậm tiến độ xây dựng, phần mái và tháp của sân vận động không hoàn thành kịp thời gian diễn ra Thế vận hội, cuối cùng dự án hoàn thành vào năm 1987. Thậm chí khi hoàn thành, mái nhà cũng không thể hoạt động trong điều kiện gió lớn và nó tổng cộng chỉ được nâng lên 88 lần.

Nhà thi đấu Thể dục dụng cụ Olympic của Kim Swoo-geun và David H Geiger, Seoul 1988

tm-img-alt
Sân vận động Olympic tại Seoul. Nguồn ảnh: Arne Müseler

Nhà thi đấu thể dục dụng cụ này là công trình nổi bật nhất được xây dựng cho Thế vận hội Seoul 1988. 

Được kiến trúc sư Kim Swoo-geun và kỹ sư David H. Geiger thiết kế, công trình sở hữu mái vòm cáp tự hỗ trợ. Thiết kế độc đáo này đã trở thành biểu tượng của sự tiên phong trong loại hình này. Một nhà thi đấu nhỏ hơn với mái vòm tương tự đã được xây dựng cạnh đó để tổ chức các trận đấu kiếm.

Tháp Truyền thông Montjuïc của Santiago Calatrava, Barcelona 1992

tm-img-alt
Tháp Truyền thông Montjuïc tại Barcelona. Nguồn ảnh: Ralf Roletschek

Mặc dù không phải là địa điểm tổ chức sự kiện, Tháp Truyền thông Montjuïc là một trong những công trình nổi bật nhất được xây dựng cho Thế vận hội Barcelona. 

Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Tây Ban Nha Santiago Calatrava để truyền tải tín hiệu truyền hình từ Thế vận hội, công trình cao 136 mét này có tạo hình như một vận động viên đang cầm đuốc.

Trường đua xe đẹp (Velodrome Olympic) của Santiago Calatrava, Athens 2004

tm-img-alt
Trường đua xe đẹp (Velodrome Olympic) tại Athens. Nguồn ảnh: Shutterstock

Santiago Calatrava đã thiết kế nhiều công trình cho Thế vận hội Athens như một phần của quá trình nâng cấp Khu liên hợp thể thao Olympic Athens nhằm nâng cao chất lượng các địa điểm tổ chức đồng thời tạo nên tính thẩm mỹ thống nhất.

Ông đã bổ sung mái che cho hai địa điểm lớn nhất trong khu vực là sân vận động và trường đua xe đạp, cả hai đều mang phong cách đặc trưng của ông. Tại trường đua, ông bao phủ toàn bộ công trình bằng một mái che treo bằng các cáp và được nâng đỡ bởi hai vòm thép hình ống, tương tự như mái của sân vận động. 

Mái nhà được ốp gỗ bên trong để cải thiện chất lượng âm thanh, ở trung tâm là một dải kính nhằm cung cấp ánh sáng tự nhiên. Cùng với các địa điểm thi đấu, Calatrava đã thiết kế một loạt 99 vòm thép hình ống kết nối các địa điểm và tác phẩm điêu khắc “Bức tường quốc gia” (Nations Wall), cũng như các mái che lối vào, trạm xe buýt và địa điểm quảng cáo tầm thấp khác.

Sân vận động Tổ chim của Herzog & de Meuron, Bắc Kinh 2008

tm-img-alt
Sân vận động quốc gia tại Bắc Kinh. Nguồn ảnh: Herzog & de Meuron

Được biết đến rộng rãi với tên gọi Tổ Chim nhờ lớp vỏ lưới thép độc đáo, Sân vận động Quốc gia là tác phẩm của công ty kiến trúc Thụy Sĩ Herzog & de Meuron với sự tư vấn thiết kế của nghệ sĩ người Trung Quốc Ai Weiwei. 

Là biểu tượng của Thế vận hội đầu tiên của Trung Quốc, dự án này đã gây tranh cãi do việc phá dỡ để xây dựng sân vận động đồ sộ.

Trung tâm Thể thao dưới nước London của Zaha Hadid Architects, London 2012

tm-img-alt
Trung tâm thể thao dưới nước tại London. Nguồn ảnh: Hufton + Crow

Được thiết kế bởi Zaha Hadid Architects, Trung tâm thể thao dưới nước là một điểm nhấn kiến trúc của Thế vận hội London 2012. 

Giống như nhiều địa điểm khác của Thế vận hội, thiết kế của trung tâm thể thao dưới nước có thể để tái cấu trúc linh hoạt để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng. Sau khi sự kiện kết thúc, hai khán đài hai bên giống như đôi cánh được tháo dỡ, để lộ ra tòa nhà chính uốn lượn với sức chứa được điều chỉnh.

Trường đua xe đạp của Hopkins Architects, London 2012

tm-img-alt
Trường đua xe đạp tại London. Nguồn ảnh: Martin Pettitt

Cùng với trung tâm thể thao dưới nước, trường đua xe đạp là một trong năm địa điểm cố định được xây dựng tại Olympic Park để tổ chức Thế vận hội London 2012. 

Công trình có phần mái lạ mắt, giống như một miếng khoai tây Pringle, hoặc theo thuật ngữ kỹ thuật là paraboloid hypebol, được tạo nên từ khung thép. Đây là một trong ba công trình Olympic – hai công trình còn lại là Sân vận động Olympic của Populous và Trung tâm Thể thao dưới nước London – lọt vào danh sách rút gọn giải thưởng Stirling, mặc dù không có công trình nào giành chiến thắng.

Sân vận động Quốc gia Nhật Bản của Kengo Kuma, Tokyo 2020

tm-img-alt
Sân vận động Quốc gia Nhật Bản tại Tokyo. Nguồn ảnh: Hội đồng thể thao Nhật Bản

Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Nhật Kengo Kuma như là tâm điểm của Thế vận hội 2020 (diễn ra vào năm 2021 do đại dịch Covid-19), Sân vận động Quốc gia Nhật Bản là nơi tổ chức lễ khai mạc và bế mạc cũng như các sự kiện thể thao. 

Sân vận động hình oval này được xây dựng một phần bằng gỗ, khu vực chỗ ngồi của khán giả được che phủ bằng tán lá thông và các tấm thép dạng lưới. Ngoài ra, sân vận động còn được bao quanh bởi các bậc thang trồng cây xanh và hoa tươi.

Biên dịch: Hương Giang | Nguồn: Dezeen

Bạn đang đọc bài viết 100 năm kiến tạo: 15 công trình kiến trúc Olympic đáng nhớ nhất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Kienviet.net

Cùng chuyên mục

Tin mới