Thứ sáu, 29/03/2024 04:10 (GMT+7)

'Cần quyết liệt, cẩn trọng, đi đến cùng vấn đề về môi trường'

Tùng Dương (Thực hiện) -  Thứ năm, 21/06/2018 15:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

ĐBQH Lê Công Nhường cho rằng, PV mảng môi trường nói chung và Tạp chí MT&ĐT VN nói riêng phải có sự quyết liệt, cẩn trọng, đi đến cùng vấn đề.

ĐBQH Lê Công Nhường, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường là một trong những người đặc biệt quan tâm tới vấn đề môi trường trên diễn đàn Quốc hội. Chiều 4/6 vừa qua, chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà ở kỳ họp thứ 5, ĐBQH Lê Công Nhường cũng đặt câu hỏi rất thời sự về vấn đề môi trường. Ông chất vấn: “Sau kỳ họp thứ 2 Quốc hội XIV cử tri đã kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ tham mưu Chính phủ ban hành quy định hướng dẫn lựa chọn công nghệ xử lý rác thải Việt Nam và giới thiệu mô hình ở các địa phương thực hiện. Chính phủ đã trả lời giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thẩm định và đánh giá công nghệ để đề xuất.

Vậy, xin hỏi đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Khoa học và Công nghệ đã thực hiện ý kiến của Chính phủ thống nhất công nghệ mô hình để giới thiệu cho các địa phương chưa?

Nếu có, tôi kính đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn lựa chọn công nghệ và giới thiệu mô hình xử lý rác thải cho một xã hay cụm liên xã khoảng 30 ngàn dân.

Ngoài ra, Chính phủ cũng sớm tìm giải pháp xử lý phế liệu là bao bì, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật quy mô cấp huyện đã phù hợp với thực tế hiện nay”.

Mặc dù, Bộ trưởng trả lời chung chung, nhưng sau đó Quốc hội đã đưa vào nghị quyết về chất vấn vấn đề này để giám sát thực hiện, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Bộ Khoa học Công nghệ và các cơ quan hữu quan xây dựng công nghệ mô hình mẫu trong vấn đề xử lý rác thải. 

ĐBQH Lê Công Nhường rất quan tâm vấn đề môi trường và chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Quốc hội.

 Thưa ĐBQH Lê Công Nhường, thách thức của cuộc cách mạng 4.0 và sự phát triển như vũ bão của mạng xã hội đòi hỏi người làm báo hiện nay cần chú trọng những vấn đề gì để thực hiện tốt sứ mệnh của mình là truyền tải thông tin, định hướng dư luận xã hội?

Người làm báo nói chung cần phản ánh những thông tin một cách trung thực, số liệu chính xác. Không vì bất cứ lý do gì mà cắt khúc thông tin để phản ánh một chiều, phiến diện, làm méo mó chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.

Người làm báo cũng cần công khai lên tiếng về sự thật, đưa thông tin một cách minh bạch, dân chủ không định hướng dư luận một cách lệch lạc.

Muốn như vậy, người làm báo phải công tâm, tôn trọng sự thật, luôn coi việc viết báo như vũ khí để đấu tranmh chống cái ác, phát triển quê hương, đất nước.

Những năm qua, báo chí cũng có vai trò rất lớn trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, góp phần đưa những đối tượng tham nhũng phải ra trước vành móng ngựa.

Báo chí cũng góp phần đấu tranh chống tham nhũng theo hướng “không có vùng cấm”.

Thưa ông, trong những vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm hiện nay, vấn đề về môi trường luôn được coi là điểm nóng. Vậy với những phóng viên chuyên viết về mảng môi trường nói chung, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử nói riêng, ông có chia sẻ gì?

Môi trường là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như đời sống của nhân dân. Chính vì vậy, Thủ tướng cũng đã nhiều lần nhắc nhở, “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế” mà phải phát triển kinh tế một cách bền vững.

Những hành vi gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi trường cần phải có các nhà báo góp sức đấu tranh tích cực để giữ gìn môi trường trong sạch.

Thêm nữa, phía các doanh nghiệp thường rất khôn khéo. Phóng viên đi điều tra về vấn đề môi trường, nhất là những vi phạm cũng phải hiểu biết về môi trường, bản lĩnh, có chứng cứ rõ ràng, có kiến thức.

Nguồn nước, chất lượng không khí, ô nhiễm môi trường,... luôn đòi hỏi người phóng viên có tâm với nghề. Bên cạnh đó, báo chí cũng cần phối hợp tốt với chính quyền địa phương để đưa các vụ việc vi phạm về môi trường ra ánh sáng.

Vai trò của báo chí trong việc đưa vi phạm về môi trường ra ánh sáng là rất quan trọng. Tôi lấy ví dụ, vụ việc tại nhà máy đường Bình Định, hay vụ việc ở nhà máy Vedan nhiều năm trước, nhờ có báo chí vào cuộc một cách rốt ráo, quyết liệt mà vụ việc được phanh phui trước dư luận, được cơ quan chức năng vào cuộc xử lý triệt để. Nhà máy bị đóng cửa, doanh nghiệp phải đền bù thiệt hại cho người dân, hứa cam kết làm lại quy trình sản xuất chuẩn, không tái vi phạm.

Đó là thành công có sự đóng góp rất lớn của báo chí nói chung và những phóng viên theo mảng đề tài về môi trường, có những nhà máy vi phạm đã bị đóng cửa, bị phạt rất nặng - như báo chí đã phản ánh.

Tôi mong rằng, những người làm báo viết về mảng môi trường này sẽ luôn giữ được sự quyết liệt, bản lĩnh, chính trực, công tâm, đi đến cùng vấn đề để đạt được hiệu quả tốt nhất. Không bỏ lửng, bẻ cong ngòi bút vì bất cứ lý do gì, đó mới là người làm báo chân chính.

Bởi trên thực tế, việc điều tra, công khai vi phạm của các doanh nghiệp là việc làm vô cùng khó, thậm chí là nguy hiểm. Nếu không giữ vững bản lĩnh, không có trí tuệ thì đấu tranh chống tiêu cực về môi trường sẽ gặp khó khăn.

Thưa ông, nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ông có lời nhắn gửi gì đến đội ngũ những người làm báo trên cả nước?

Tôi chúc tất cả những người làm báo trên cả nước luôn mạnh khỏe, tiếp tục vững tay bút phản ánh hiện thực của đời sống xã hội, phản ánh những thông tin về chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân một cách kịp thời, đầy đủ, đưa những thông tin về người tốt việc tốt, nhân rộng các mô hình tiên tiến điển hình.

Chúc đội ngũ người làm báo luôn có trí tuệ để có những bài báo hay, đi vào lòng dân, vì tương lai của đất nước Việt Nam dân chủ và giàu mạnh.

Trân trọng cảm ơn ông!

Công ty AOCC ở Hưng Yên bị phạt 400 triệu sau khi MT&ĐT VN phản ánh

Sau hơn 2 tháng nhóm PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử vào cuộc cùng với cơ quan chức năng, vụ việc về Công ty TNHH AOCC Việt Nam đã dần đi đến hồi kết.

Trước đó, nhận được phản ánh của người dân thị trấn Yên Mỹ (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) về hiện tượng nước ao trước Công ty TNHH AOCC Việt Nam (sau gọi tắt là công ty) có dấu hiệu đổi màu, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã trực tiếp xuống hiện trường và truy tìm nguồn gốc sự việc.

Kết quả, ngày 10/6, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên Bùi Thế Cử cho biết, tỉnh Hưng Yên vừa xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH AOCC Việt Nam, đóng trụ sở tại thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ với tổng số tiền phạt hơn 400 triệu đồng.

Đây là lần thứ 4 doanh nghiệp này bị xử lý do tái diễn các vi phạm về bảo vệ môi trường: lần 1 xử phạt 50 triệu đồng vào 6/2016 , lần 2 xử phạt 106 triệu đồng vào tháng 6/2017, lần 3 xử phạt 90 triệu đồng vào tháng 3/2018.

Bạn đang đọc bài viết 'Cần quyết liệt, cẩn trọng, đi đến cùng vấn đề về môi trường'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị bắt
Ngày 28/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Đắk Nông nhận Huân chương Độc lập hạng nhất
Tối 23/3, tại thành phố Gia Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024) gắn với kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Gia Nghĩa (23/3/1975 - 23/3/2024).
Ông Trần Hoàng Tuấn điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã họp và kết luận giao ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chịu trách nhiệm điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh.
Bãi nhiệm đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thúy Lan
Sáng 21/3, tại kỳ họp bất thường lần thứ 6, khóa 15, Quốc hội xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền; trong đó có việc xem xét bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội đối với bà Hoàng Thị Thúy Lan.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.