Thứ sáu, 26/04/2024 07:05 (GMT+7)

Cách mạng nhà vệ sinh tại Trung Quốc

Tùng Anh (T/h) -  Thứ năm, 08/03/2018 11:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các vấn đề liên quan đến nhà vệ sinh bị cho là kìm hãm phát triển tại Trung Quốc và ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch nước này.

Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu các bộ, ngành phải tiếp tục nỗ lực tiến hành “cách mạng nhà vệ sinh” nhằm cải thiện môi trường sống ở nông thôn cũng như hiện đại hóa toilet công cộng phục vụ du lịch.

Ông Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh đây không phải là “vấn đề nhỏ nhặt” và việc xây dựng hệ thống nhà vệ sinh sạch sẽ, đúng chuẩn là yếu tố cần thiết để tạo môi trường sống văn minh, lịch sự. “Việc này phải là một phần trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước, và chúng ta phải nỗ lực giải quyết những gì còn bất cập, vốn ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân”, nhà lãnh đạo viết.

Suốt nhiều năm qua, những nhà vệ sinh nhếch nhác, dơ bẩn là vấn đề gây nhức nhối của Trung Quốc. Ở nhiều vùng nông thôn, người dân phải sử dụng những bệ “xí xổm” được che chắn tạm bợ, ọp ẹp; trong khi một số nơi, toilet được xây dựng ngay sát chuồng nuôi gia súc hay sông suối, gây lo ngại về tình trạng ô nhiễm.

Ở tại các đô thị, tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng hoặc không sạch sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước, đặc biệt vào những dịp Trung Quốc tổ chức các sự kiện quốc tế. Việc các nhà vệ sinh dơ bẩn, hôi thối đã để lại ấn tượng xấu cho du khách nước ngoài và cũng là nguyên nhân khiến khách du lịch tiềm năng phải e ngại.

Trung Quốc với nỗ lực cải thiện môi trường sống.  Ảnh: XT

Hiện nay, Trung Quốc đã chi 20 tỉ nhân dân tệ (gần 69.000 tỉ đồng) để xây mới hoặc tân trang 68.000 toilet, vượt xa mục tiêu đề ra trong kế hoạch 3 năm là 57.000 nhà vệ sinh. Theo Cơ quan Du lịch quốc gia Trung Quốc (CNTA), cuộc cách mạng này đã đáp ứng đúng nhu cầu ngày càng tăng của người dân về một cuộc sống đẹp, văn minh hơn.

Theo tờ The Guardian, chính quyền thủ đô Bắc Kinh còn cho lắp đặt thiết bị nhận diện khuôn mặt trong các toilet công cộng cũng như tăng cường tuyên truyền để ngăn chặn những hành vi thiếu văn minh như xả rác, khạc nhổ bừa bãi và lấy trộm giấy vệ sinh.

                          Vệ sinh môi trường tại đô thị ở Trung Quốc. Ảnh: XT

Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn chưa bắt kịp được đà phát triển nhanh chóng của ngành du lịch, khiến tiềm năng bị kìm hãm bởi vô vàn phàn nàn của khách trong nước lẫn quốc tế về sự tồi tàn trong nhà vệ sinh ở những điểm du lịch. Điều này có nguy cơ đe dọa mục tiêu nâng nguồn thu từ du lịch lên 7.000 tỉ nhân dân tệ vào năm 2020. Chính vì thế, trong 3 năm tới, Trung Quốc dự tính sẽ xây và làm mới thêm 64.000 toilet.

Theo A.Thành (một hướng dẫn viên người Trung Quốc), ngành nghề vệ sinh môi trường ở Trung Quốc không được hấp dẫn đối với người lao động, bởi lẽ, do quan niệm của người dân, công việc dọn vệ sinh môi trường như quét rác, móc cống, quét dọn nhà vệ sinh là nghề luôn phải tiếp xúc với hôi thối, bẩn thỉu, lương thấp và rất vất vả. Vì vậy ít người lựa chọn công việc này./.

Bạn đang đọc bài viết Cách mạng nhà vệ sinh tại Trung Quốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.