Thứ sáu, 26/04/2024 07:18 (GMT+7)

Cổ phần hóa các DN ngành nước: Thuận lợi và thách thức

TGĐ Nguyễn Thiên Bắc -  Thứ bảy, 02/12/2017 10:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tháng 4/2014, UBND tỉnh Thái Bình có Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa (CPH) tại công ty CP Nước sạch Thái Bình.

1. Thách thức:

Ngày 17/7/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 929/QĐ- TTg về “phê duyệt đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước”, trong đó doanh nghiệp cấp nước khi CPH nhà nước nắm giữ từ 65 – 75% vốn điều lệ.
Tháng 4/2014, UBND tỉnh Thái Bình có Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa (CPH) tại công ty, trong đó nhà nước nắm giữ cổ phần là 70%. Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành có liên quan, Công ty đã thực hiện thành công công tác CPH.
Ngày 01/01/2015, công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Tổng số có 302 cổ đông, trong đó Nhà nước nắm giữ 70%; hai nhà đầu tư chiến lược 10%; các cổ đông khác 20% (toàn bộ CBCNV công ty đều tham gia mua cổ phần).
Công ty có được thành công như trên, trong quá trình thực hiện gặp những thuận lợi như sau:
+ Sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh; phối hợp giúp đỡ nhiệt tình của các sở ban ngành có liên quan;
+ Công tác tuyên truyền, phổ biến đến người lao động được thực hiện tốt; cách tổ chức tốt sẽ đẩy nhanh quá trình CPH;
+ Tình hình tài chính của doanh nghiệp rõ ràng, lành mạnh; công khai chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động hàng năm; có bộ máy quản trị tốt;
+ Sự thống nhất cao trong tư tưởng nhận thức của CBCNV – đây là thuận lợi cơ bản;
+ Lợi thế không nhỏ của doanh nghiệp: Nước sạch là một mặt hàng thiết yếu không thể thiếu được, nhu cầu sử dụng ngày một tăng do tốc độ đô thị hóa cao. Đặc biệt, đây là hàng hóa mang tính dịch vụ công cộng, sản phẩm được người dân và các ngành kinh tế tiêu thụ ngay. Bên cạnh đó, chi phí nguyên liệu đầu vào đối với sản xuất nước sạch không quá lớn. Các khoản đầu tư lớn nhất là xây dựng Nhà máy, mạng lưới đường ống, nhưng đây là tài sản cố định đầu tư một lần, khấu hao dần qua các năm. Một lợi thế nữa giá nước ít biến động nên doanh thu của các đơn vị cấp nước có tính ổn định cao.


2.Thách thức:
Sau gần 3 năm hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, Công ty đã duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh; hoàn thành tốt công tác phát triển cấp nước cho các xã nông thôn theo chủ trương xây dựng nông thôn mới của tỉnh; các nhà máy được cải tạo, nâng công suất, áp dụng công nghệ tiên tiến; sản xuất kinh doanh ổn định; các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận đều vượt mức kế hoạch, vốn chủ sở hữu được bảo toàn và phát triển; thu nhập, các chế độ chính sách đối với người lao động được đảm bảo; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và trách nhiệm với cộng đồng.
Ngày 28/12/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, UBND tỉnh Thái Bình có quan điểm là nhà nước phải thoái hết phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp. Công ty đã trình UBND đề nghị cho công ty được thoái vốn theo lộ trình dần vào các năm, tuy nhiên UBND tỉnh đã trình Chính phủ thoái một lần hết phần vốn nhà nước vào năm 2019.
Ngày 17/8/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1232/QĐ- TTg về việc phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020. Theo đó, Công ty cổ phần Nước sạch Thái Bình thực hiện thoái vốn hết phần vốn nhà nước (70%) vào năm 2017. Đây là thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp, cụ thể:
+ Áp lực đối với người lao động, lo lắng về việc làm, đời sống thu nhập do có thể sẽ thay đổi ngay hình thức sở hữu. Bởi vì, nếu bán một lúc hết phần vốn nhà nước ngay, cơ hội tham gia mua cổ phần của người lao động là rất khó khăn, chưa chuẩn bị đủ điều kiện tích lũy vốn, mặt khác nếu cá nhân một số ít người có số cổ phần đủ chi phối, thì trước sau số cổ phần của người lao động có được cũng bị thôn tính.
+ Không còn là công ty cổ phần mà sẽ là doanh nghiệp tư nhân hóa, gia đình hóa, tài sản nhà nước thành tài sản cá nhân một số ít người.
+ Cơ hội cho những hộ nhân dân ở những vùng sâu, xa được sử dụng nguồn nước sạch là rất khó khăn.


3.Một số kiến nghị, giải pháp:
Một trong những tư tưởng xuyên suốt các chủ trương, chính sách về CPH thời gian qua là “ưu tiên bán cổ phần cho người lao động” nhằm tạo điều kiện cho người lao động được sở hữu cổ phần, gắn bó và được làm chủ thực sự doanh nghiệp; Mục tiêu CPH DNNN hướng tới đa sở hữu doanh nghiệp, ngăn ngừa vấn nạn tư nhân hóa; nhằm ổn định doanh nghiệp cũng như tình hình chính trị tại địa phương.
Đặc thù hệ thống cấp nước có mạng lưới đường ống chôn ngầm, chiều dài rất lớn; sản phẩm an sinh xã hội, hàng hóa bán cố định, bán trên hợp đồng,.. yêu cầu chất lượng dịch vụ phải tốt.
Về phía Công ty cổ phần nước sạch Thái Bình xin đề xuất một số giải pháp như sau:
1/ Khi CPH, thoái vốn tại doanh nghiệp cần được thực hiện theo lộ trình.
Ví dụ như ở Thái Bình còn 70% nên thoái làm 2-3 lần;
2/ Nhà nước cần giữ lại một số cổ phần nhất định (10-20%), để tham gia, xử lý kịp thời các công việc mang tính xã hội, không vì lợi nhuận như cấp nước cho các vùng sâu, xa…
3/ Xem xét, sửa đổi một số chính sách ưu đãi:
- Tăng số lượng cổ phần bán cho người lao động;
- Tạo điều kiện hơn nữa cho những người lao động trẻ, có đủ trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp những người lao động sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, thông qua việc cho họ được mua số cổ phần thích hợp với giá cả hợp lý, nếu họ cam kết làm việc lâu dài và có cống hiến cho doanh nghiệp.
- Nên ưu đãi bán cổ phần cho người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp cao hơn mức ưu đãi cho thời gian làm việc ở các cơ quan nhà nước.

Bạn đang đọc bài viết Cổ phần hóa các DN ngành nước: Thuận lợi và thách thức. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.
Ngành chiếu sáng Việt Nam trên lộ trình chuyển đổi số
Khai thác, sử dụng những thành tựu, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của ngành kỹ thuật số vào ngành chiếu sáng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng tại các đô thị và tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, ...

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.