Thứ sáu, 29/03/2024 04:17 (GMT+7)

Đón xem mưa sao băng Geminids đêm 13 rạng sáng ngày 14/12/2017

MTĐT -  Thứ tư, 13/12/2017 09:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vào đêm 13 rạng sáng ngày 14/12/2017, những người yêu thích thiên văn có thể ngắm mưa sao băng Geminids. Đây là trận mưa sao băng lớn nhất trong năm với tần suất khoảng 120 vệt mỗi giờ.

Xem mưa sao băng Geminids đêm 13 rạng sáng ngày 14/12/2017

Theo Nationalgeographic, mưa sao băng lớn nhất năm mang tên Geminids xuất hiện thường niên vào khoảng từ ngày 4/12 tới 17/12 hàng năm và có thể quan sát từ nhiều nơi trên thế giới. Trong đó cực điểm của hiện tượng này rơi vào đêm 13 rạng sáng ngày 14/12/2017 với mật độ lên tới 120/giờ.

Tại Việt Nam, mưa sẽ đạt cực đại vào khoảng 1h00′ rạng sáng 14/12 theo giờ Việt Nam và kéo dài trong khoảng 1 giờ.

Mưa sao băng Geminids đêm 13 rạng sáng ngày 14/12/2017

Tuy nhiên, thời gian diễn ra cực điểm của trận mưa sao băng này ở Việt Nam cũng là thời điểm không trùng ngày trăng sáng nên người yêu thiên văn Việt Nam có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn mưa sao băng Geminids được dự kiến đạt đỉnh vào đêm 13/12 rạng ngày 14/12. 

Dự báo, mưa sao băng lần này sẽ lớn nhất trong năm đạt 120 vẹt mỗi giờ, mưa sao băng Geminids chắc chắn sẽ tạo ra một khung cảnh ngoạn mục với tâm điểm tại chòm sao Gemini (Song Tử).

Sao băng không thật sự là "sao". Chính xác hơn, sao băng là những vật thể trong không gian bị bốc cháy ở bầu khí quyển của trái đất.

Quỹ đạo sao chổi 3200 Phaethon.

Không giống như hầu hết các trận mưa sao băng khác, mưa sao băng Geminids có nguồn gốc từ một tiểu hành tinh 3.200 Phaethon, với quỹ đạo quanh Mặt trời là 1,4 năm.

Để quan sát mưa sao băng lớn nhất năm, các nhà thiên văn học khuyên rằng bạn nên nhìn về hướng Đông và chỉ cần dùng mắt thường mà không cần bất cứ thiết bị đặc biệt nào hỗ trợ.

Mưa sao băng Geminids rất sáng, lại rơi vào ngày không trăng nên rất dễ để quan sát

Thông thường, mưa sao băng Geminids rất sáng, lại rơi vào ngày không trăng nên rất dễ để quan sát. Chúng có thể được thấy từ khi hoàng hôn nhưng chỉ thật sự đẹp và đạt đỉnh vào khoảng 1 - 2 giờ sáng giờ địa phương ở độ cao trên 100km so với mặt đất.

Tại Việt Nam, các bạn trẻ hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kì thú này với điều kiện không bị mây mù, bụi bặm che khuất.

Năm ngoái, sự kiện mưa sao băng Geminids đã gây nhiều tiếc nuốc khi thời điểm đạt đỉnh trùng với thời điểm trăng tròn khiến việc quan sát bị cản trở.

Để ngắm được trọn vẹn trận mưa sao băng Geminids hãy làm theo những lời khuyên của các chuyên gia thiên văn học dưới đây

Đón xem mưa sao băng Geminids đêm 13 rạng sáng ngày 14/12/2017.

Hãy hết sức lưu ý rằng bạn chỉ có thể quan sát hiện tượng này khi trời không mây hoặc rất ít mây. Mặt khác, những khu vực đô thị có mức độ ô nhiễm cao cũng làm ảnh hưởng rất lớn tới việc quan sát.

-  Không cần sử dụng tới kính thiên văn, bởi mắt thường quan sát trận mưa này sẽ thú vị và chân thực hơn.

- Khoảng thời gian nửa đêm về sáng là thời điểm lý tưởng nhất.

- Đứng ngoài trời đêm trong 5 phút để mắt quen với bóng tối. Nếu đếm được trên 50 ngôi sao trên bầu trời, đó là dấu hiệu trời quang mây và cho phép bạn ngắm sao băng.

- Chọn địa điểm phù hợp, tránh xa nơi có ánh sáng nhân tạo hay ngay dưới ánh trăng.

Theo Reatimes

Bạn đang đọc bài viết Đón xem mưa sao băng Geminids đêm 13 rạng sáng ngày 14/12/2017. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.