Thứ sáu, 19/04/2024 18:54 (GMT+7)

Có một chị Hiền cần mẫn trên đường phố Bắc Giang!

Hồng Anh -  Thứ ba, 12/12/2017 13:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ứng viên "Cây chổi Vàng": Chị Đỗ Thị Hiền, công nhân Tổ sản xuất số 03, Đội Môi trường trực thuộc Công ty CP Quản lý công trình Đô thị Bắc Giang.

3h sáng, lại một dáng người nhỏ nhắn dắt xe ra khỏi nhà vội vã đến địa điểm dọn vệ sinh rồi cần mẫn với chiếc chổi quét từng góc nhỏ trên khu phố Huyền Quang, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang.

Cứ như vậy, đã hơn 17 năm nay, bóng dáng ấy đã in dấu lên khắp mọi nẻo tuyến đường Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ, Hùng Vương... Đó là chị Đỗ Thị Hiền, công nhân Tổ sản xuất số 03, Đội Môi trường trực thuộc Công ty CP Quản lý công trình Đô thị Bắc Giang.

Chị Hiền vào làm việc từ năm 2000. Dù đông hay hè, chị cũng đều đặn quét dọn đường phố từ giữa đêm cho đến khi mọi người thức dậy. Hình ảnh chị Hiền mải miết trên những con phố vào ban khuya thật giống với hình tượng “chị lao công” thân thuộc trong bài thơ “Tiếng chổi tre” của nhà thơ Tố Hữu:

“Những đêm hè / Khi ve ve / Đã ngủ / Tôi lắng nghe / Trên đường Trần Phú / Tiếng chổi tre / Xao xác hàng me  / Tiếng chổi tre  / Đêm hè  / Quét rác... 

Những đêm đông / Khi cơn dông / Vừa tắt / Tôi đứng trông  / Trên đường lặng ngắt  / Chị lao công / Như sắt / Như đồng / Chị lao công / Đêm đông / Quét rác... 

Nhưng những câu thơ ấy chỉ lột tả được sự vất vả trong công việc mà chưa nói lên được hết gánh nặng trong cuộc sống của chị. Hoàn cảnh của chị Đỗ Thị Hiền vô cùng đặc biệt. Chị kết hôn khi vừa tròn 20 tuổi. Vợ chồng chị có 2 người con nhưng người con lớn bị tai nạn nặng, hỏng 01 bên mắt hiện chưa có công việc ổn định, người con thứ hai mắc bệnh về não từ khi mới sinh, không đi lại, vận động được. Khi mà hoàn cảnh gia đình đã khó khăn như vậy, chồng chị lại qua đời để lại chị một mình vật vã nuôi bố chồng và hai người con đau yếu.

Chị Đỗ Thị Hiền, công nhân Tổ sản xuất số 03, Đội Môi trường trực thuộc Công ty CP Quản lý công trình Đô thị Bắc Giang.

Không phải ai cũng có thể nhìn thấy nỗi đau của chị bởi hàng ngày đi làm chị vẫn luôn nở nụ cười hiền hậu với mọi người xung quanh, vẫn tận tâm tận lực làm sạch những khu phố, con đường.  Có lẽ cái nghề khắc nghiệt đã tôi luyện cho những người công nhân vệ sinh môi trường ấy đức tính kiên cường, mạnh mẽ. Dù cho còn bao gánh nặng gia đình phải lo toan, chị vẫn vượt qua và dành tâm huyết cho công việc của mình.

Được giao nhiệm vụ quét dọn tuyến đường trọng điểm của thành phố, đặc biệt là đoạn đường trước cổng bệnh viện đa khoa tỉnh, nơi tập trung nhiều hàng quán, cũng là nơi có đông người nội thành và các huyện tỉnh lân cận nên lượng rác thải rất lớn. Nhưng trong suốt những năm công tác, chị chưa bao giờ nản lòng, không quản ngại khó khăn, chị quyết tâm hoàn thành khối lượng công việc.

Chị còn tự mình nghiên cứu, trau dồi kiến thức, tìm tòi các phương pháp nâng cao hiệu quả công việc. Không những thế, chị tích cực tuyên truyền, phối hợp với Tổ dân phố vận động nhân dân thực hiện tốt các quy định về vệ sinh môi trường như đổ rác đúng nơi quy định, không vứt rác thải bừa bãi...

Bằng những nỗ lực vượt lên số phận của mình, chị luôn được tuyên dương là “Lao động tiên tiến”. Đơn cử một số năm được các cấp các ngành trao tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng như năm 2014 chị được Hội đồng thi đua, khen thưởng Công ty tặng danh hiệu “Cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua”; năm 2015 được Công ty tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” do tích cực tham gia đóng góp các sáng kiến trong tổ chức lao động, bảo dưỡng phương tiện, vật tư... được áp dụng hiệu quả tại đơn vị; năm 2016, được Liên đoàn Lao động tỉnh tôn vinh là “Công nhân lao động tiêu biểu tỉnh Bắc Giang”...

Tấm gương vượt khó của chị còn được một số cơ quan, báo đài đưa tin như phóng sự “Nghị lực của nữ công nhân vệ sinh môi trường” trên báo điện tử Bắc Giang ra ngày 9/9/2016 hay moitruongvadothi.vn ra ngày 28/09/2016

Kiên cường là vậy nhưng cũng có những lúc chị xót xa lắm. Chị trải lòng: “Nhất là những tối 30 Tết khi mọi người đã quây quần ấm cúng quanh mâm cơm tất niên, người lao công như chúng tôi vẫn lặng lẽ quét đường. Ai không khao khát được cảm giác hạnh phúc vào những thời khắc thiêng liêng như thế? Tránh làm sao khỏi những phút chạnh lòng do công việc đặc biệt của mình, nhất là đối với hoàn cảnh của tôi, vừa làm vợ, vừa làm chồng...”. Mong ước của chị chỉ là được có một ngày tự tay nấu và ngồi ăn cùng gia đình một bữa cơm tất niên trọn vẹn nhưng suốt 18 năm nay, chị vẫn lỗi hẹn.

Buồn rồi chị lại tự mình phấn chấn hơn với suy nghĩ: “Nhưng để cho mọi người đón ngày đầu tiên cúa năm mới với không khí thật trong lành, sạch sẽ, tôi vẫn sẵn sàng gác lại hạnh phúc bé nhỏ của cá nhân mình”. Thật cảm động khi người phụ nữ với hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như vậy mà vẫn cố gắng hy sinh vì niềm vui của mọi người. Dù ngày tết khối lượng rác thải tăng lên, phải làm thêm giờ, công việc càng thêm vất vả, chị vẫn nhiệt tình làm không lời ca thán bởi chị tự hào về nghề mà mình đã chọn và chị hy vọng mình có thể đóng góp sức lực vào hạnh phúc của xã hội.

Người công nhân với nghị lực phi thường và trái tim ấm áp tình thương Đỗ Thị Hiền thật xứng đáng để không chỉ riêng chương trình giái thưởng “Cây chổi Vàng” mà cả xã hội tôn vinh. 

Video:

 

Bạn đang đọc bài viết Có một chị Hiền cần mẫn trên đường phố Bắc Giang!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...